Thứ sáu, 31/03/2023, 14:23 (GMT+7)

Vi khuẩn tụ cầu vàng trong món thịt gà gây ngộ độc ở trường Tiểu học Kim Giang là gì?

Bích Lộc (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Phát hiện có vi khuẩn tụ cầu vàng trong món thịt gà. Nguyên nhân khiến học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nhập viện với các biểu hiện ngộ độc sau chuyến đi dã ngoại được Bộ Y tế công bố. Vậy vi khuẩn tụ cầu vàng là gì và biện pháp phòng tránh nguy cơ bị nhiễm tụ cầu vàng.

Bài viết này thuộc series Dinh dưỡng

lợi ích của sữa hạt, các loại sữa hạt, lợi ích của sữa, ai nên uống sữa, sữa tăng chiều cao, sữa giảm cân

Xem thêm

Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gì?

  Tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus) là một loại vi khuẩn tụ cầu có tính độc cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh nếu người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được trị liệu kịp thời.

  Vi khuẩn tụ cầu vàng được tìm thấy gần như ở khắp nơi trong tự nhiên, trên da và niêm mạc của động vật máu nóng. Cứ 3 người trong số 10 người khỏe mạnh có thể có vi khuẩn tụ cầu vàng trên người, hầu hết mọi người đều không biết họ đang mang vi khuẩn tụ cầu vàng.

Tụ cầu vàng gây bệnh rất đa dạng, chúng xâm nhập xuyên qua da và có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, thường là nhiễm trùng da, làm loét, phỏng da, cũng có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương, các mô, thậm chí viêm màng não. 

  Theo một báo cáo tại hội thảo về chống nhiễm khuẩn, ở các bệnh viện lớn hằng năm có 13,9% số trường hợp mắc bệnh nhiễm khuẩn là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhập viện điều trị.  

20191126_123858_860617_tu-cau-vang-1.max-1800x1800
Vi khuẩn tụ cầu vàng. Ảnh: Vinmec

Những loại thực phẩm dễ nhiễm tụ cầu vàng

  Những thực phẩm như: trứng, thịt gia súc, gia cầm (gà), cá ngừ, salad, khoai tây, các loại bánh nướng có kem và các sản phẩm từ sữa... là nhóm dễ có nguy cơ bị nhiễm tụ cầu vàng. Thời gian ủ bệnh khi ăn phải thức ăn có tụ cầu vàng rất ngắn, khoảng từ 1- 6 giờ, trung bình là 3 giờ. Tụ cầu vàng không gây ra dịch, nhưng vẫn thường xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm cho nhiều người. Độc tố tụ cầu vàng khá bền với nhiệt: Nhiệt độ 100 độ C trong 15 phút chưa bị phá hủy. Vì vậy, thức ăn nấu chín, dù tụ cầu vàng chết hết, nhưng độc tố vẫn tồn tại. Muốn khử hoàn toàn độc tố tụ cầu vàng, phải đun sôi liên tục ít nhất 2 giờ.

  Đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng đều tìm thấy vi khuẩn này trên da. Chúng thường xâm nhập thông qua vết thương hoặc vết cắt. Một số trường hợp đặc biệt, tụ cầu vàng xâm nhập vào bên trong cơ thể gây nhiễm trùng một số cơ quan, dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm. Ngoài ra, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng có thể sinh sống trên bề mặt vật dụng cá nhân và lây truyền từ người này qua người khác khi chạm vào các bề mặt này.

nguồn gốc thực phẩm
Thực phẩm an toàn là yếu tố quan trọng trong phòng tránh nguy cơ nhiễm tụ cầu vàng trong các bếp ăn.

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên những bệnh lý gì?

Ngộ độc thức ăn

 Vi khuẩn này thường xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh. Ở nhiệt độ sôi trong 15 phút vi khuẩn tụ cầu vàng bị tiêu diệt, nhưng độc tố của vi khuẩn không bị phân hủy, nên người ăn phải thực phẩm nhiễm tụ cầu vàng (dù đã được nấu chín) vẫn bị ngộ độc.

Nhiễm khuẩn da

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc, sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông. 

Bệnh do tụ cầu gây nên ở da thường do môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Chúng ít gây bệnh nếu chỉ cư trú trên da. Tuy nhiên, khi có vết thương hở, mụn kèm theo vệ sinh kém, đề kháng yếu thì chúng sẽ có cơ hội gây nên các bệnh nguy hiểm.

Nhiễm khuẩn huyết

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nhiễm khuẩn máu - một tình trạng nhiễm trùng nặng. Vi khuẩn này có thể đi tới các cơ quan nội tạng và gây ra các ổ áp xe tại đây, đe dọa đến tính mạng con người. Ngoài ra, bệnh còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương...

- Nhiễm khuẩn bệnh viện

Môi trường bệnh viện luôn có vi khuẩn tụ cầu vàng, chúng có thể gây nhiễm trùng, điển hình như: Nhiễm trùng vết bỏng, vết mổ, nhiễm trùng đường hô hấp. Không những thế, chúng còn có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các thủ thuật hoặc can thiệp y khoa. Vết thương hở cũng là con đường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đa số trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng tại bệnh viện thường xảy ra với bệnh nhân nằm viện dài ngày.

- Hội chứng sốc nhiễm khuẩn

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng hội chứng này có tính đột ngột, dễ gây nguy hiểm cho người bệnh khi vi khuẩn tụ cầu vàng phát triển quá mức và giải phóng độc tố. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: Hôn mê, thở nhanh nông, có thể có những cơn ngừng thở, mạch nhanh nhỏ và khó bắt, huyết áp tụt, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc vô niệu...

rua-tay
Đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm. Ảnh: Cuk Cuk

Lời khuyên của thầy thuốc

  Không chỉ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, tụ cầu vàng còn có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh, kể cả những loại kháng sinh rất mạnh thuộc thế hệ mới.

Chính vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng, trong đó nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày để phòng bệnh nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp,...

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu hết sức quan trọng, vừa phòng ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng gây ra, vừa phòng ngộ độc thực phẩm do các vi sinh vật khác.

Để hạn chế sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn nói chung và tụ cầu vàng nói riêng, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Tin tức khỏe đẹp được cập nhật hằng ngày  tại đây

Từ khóa:
Cùng chuyên mục