Thứ ba, 07/03/2023, 09:42 (GMT+7)

Đối tượng nào không nên tiêm vắc-xin thủy đậu?

Vắc-xin thủy đậu được xem là biện pháp có thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tối đa trong thời điểm mùa dịch. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể tiêm phòng vắc-xin thủy đậu.

1.Vắc-xin thủy đậu là gì?

Vắc-xin thủy đậu là một loại vắc-xin giúp bảo vệ và chống lại virus varicella-zoster gây ra bệnh thủy đậu. 

Loại vắc-xin này được sản xuất bằng cách sử dụng virus varicella sống và yếu, chúng có khả năng tạo ra khả năng miễn dịch trong cơ thể nhưng không thể gây bệnh.

vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất hiện nay (Ảnh:istockphoto)

Các loại vắc-xin thủy đậu

Vắc-xin Varivax (Mỹ)

Varivax là một vắc-xin thủy đậu sống, giảm độc lực.

Được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Có thể tiêm cho trẻ hai liều vắc-xin thủy đậu định kỳ ở độ tuổi: từ 12 đến 15 tháng tuổi; và từ 4 đến 6 tuổi.

vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Vắc-xin thủy đậu Varivax của Mỹ (Ảnh: Dokter Vaksinku)

Vắc-xin Varicella (Hàn Quốc)

Varicella là vắc-xin dạng đông khô của virus thủy đậu (Varicella) sống giảm độc lực. Sau khi pha với nước hồi chỉnh, tạo thành dung dịch trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt 

Vắc-xin thủy đậu Varicella được chỉ định cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Vắc-xin varicella của Hàn Quốc (Ảnh: Indiamart)

Vắc-xin Varilrix (Bỉ)

Varilrix là vắc-xin đông khô sản xuất tà chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người

Vắc-xin thủy đậu Varilrix được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.

vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Vắc-xin Varilrix của Bỉ (Ảnh: farmaciagaleno)

2. Ai nên tiêm vắc-xin thủy đậu?

Trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh thủy đậu nhất vì hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị các loại virus tấn công. Cha mẹ có con nhỏ nên cho trẻ đi tiêm phòng vắc-xin thủy đậu sớm để tránh các di chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu trẻ vô tình mắc bệnh thủy đậu.

vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất (Ảnh: abc13)

Người lớn

Dù bệnh thủy đậu dễ xảy ra ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể bị bệnh vì đây là bệnh truyền nhiễm, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phòng ngừa, chăm sóc đúng cách.

vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Ảnh minh họa (Ảnh: health.sunnybrook)

Phụ nữ có kế hoạch mang thai

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu không cao hơn so với các đối tượng khác, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn. Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ tăng lên khi có kèm viêm phổi.

Nếu phụ nữ bị bệnh thủy đậu khi mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, bao gồm: dị tật ở mắt, các vấn đề về thần kinh (đầu nhỏ, mù, chậm phát triển, co giật), sẹo da và các chi bị teo nhỏ. 

vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trước ít nhất 3 tháng (Ảnh:pixnio)

3.Đối tượng nào không nên tiêm vắc-xin thủy đậu?

Một số đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm vắc-xin thủy đậu là:

  • Người bị dị ứng với vắc-xin hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong 3 tháng đổ lại.
  • Người mắc bệnh lao.
  • Đang sốt hoặc suy dinh dưỡng
  • Có tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan thận
  • Có tiền sử quá mẫn với Kanamycin và Erythromycin
  • Có tiền sử co giật trong vòng một năm trước khi tiêm vắc-xin
  • Suy giảm miễn dịch tế bào
  • Đã tiêm phòng các vắc-xin sống khác (vắc-xin bại liệt uống, vắc-xin sởi, vắc-xin rubella, vắc-xin quai bị và vắc-xin BCG) trong vòng 1 tháng gần đây
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải như suy giảm hệ miễn dịch trong bệnh AIDS hoặc các biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
  • Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lympho T hoặc u lympho ác tính.
  • Bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn tấn công trong điều trị bệnh bạch cầu.
vắc xin thủy đậu tiepthigiadinh
Nên nói rõ tình trạng sức khỏe của bản thân cho bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin (Ảnh:istockphoto)

4. Bị thủy đậu rồi có tiêm vắc xin thủy đậu nữa không?

Khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này nên tỉ lệ tái nhiễm bệnh thủy đậu rất thấp.

Nếu bạn từng bị mụn nước tấn công và tự phỏng đoán đó là thủy đậu rồi tự chữa trị tại nhà chứ không đến cơ sở y tế. Khi đó, không chắc chắn chính xác đó có phải là thủy đậu hay không, bởi vì có nhiều bệnh cũng có triệu chứng khá giống thủy đậu như zona, tay chân miệng… khiến nhiều người nhầm lẫn. Trong trường hợp này sẽ không xác định được cơ thể đã có kháng thể phòng bệnh hay chưa và nguy cơ bị lây bệnh thủy đậu nếu có tiếp xúc rất cao. Tốt nhất hãy tiêm phòng thủy đậu để tránh trường hợp xấu xảy ra. Việc tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì, bạn hãy yên tâm.

Cùng chuyên mục