Thứ hai, 03/10/2022, 08:22 (GMT+7)

Trang trí sáng tạo với cây không khí nhỏ xinh tinh tế

Cây không khí là một lựa chọn để bạn vừa gia tăng màu xanh tự nhiên, vừa trang trí cho căn nhà thêm độc đáo, sáng tạo đấy!

Bài viết này thuộc series Góc Quote

Series về những triết lý sáng tạo và phương pháp làm việc của những cái tên lớn.

Xem thêm
cây không khí
cây không khí

Cây không khí không khó trồng như bạn nghĩ. Ảnh: Shutterstock

Vài năm trở lại đây, cây không khí (Tillandsia hay air plants) trở nên được ưa chuộng tại Việt Nam. Điểm nổi bật của loại cây này là có thể trồng mà không cần đất. Chính đặc điểm này đã giúp cho cây không khí nhanh chóng được săn đón không kém gì loại cây để bàn trồng đất hay trồng nước. Không chỉ đa dạng về hình dáng, chủng loại…, cây không khí cũng được ưu ái vì khả năng lọc không khí và dễ chăm sóc.

Lý lịch cây không khí

Cây không khí vốn là thực vật biểu sinh, nghĩa là trong tự nhiên chúng mọc trên các cây khác. Thường là trên cành cây. Tuy có hàng trăm loài nhưng cây không khí có dạng lá phổ biến là kiểu lá giống như cây nhện, cây dứa hoặc lá hình tam giác mảnh. Có loài đơn sắc xanh lá và cũng có cây nhiều màu sắc bắt mắt. Tùy thuộc vào sở thích hoặc mục đích trang trí, bạn có thể chọn cho mình một loại vừa ý nhất hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.

Hầu hết các loài cây không khí cũng ra hoa với hình dáng lạ. Đó là hình ống hoặc hình phễu. Những loại có hoa bao gồm: T. Ionantha (Kim yến, Hồng anh, Thạch thảo), T. Bulbosa (Nhân sâm), T. Funckiana (Hồ ly), Stricta (Hồng anh), T. Andreana (Sao Mai), T. Xerographica (Nữ hoàng). Cây không khí có ba màu hoa chủ đạo là hồng, tím và vàng.

cây không khí

Chăm sóc vô cùng đơn giản

Cây không khí không có rễ như những cây khác. Chúng chỉ có một vài cái “chân” ngắn giúp bám giữ trên bất kỳ bề mặt nào mà nó ở trên. Tuy không cần đất để sống, cây không khí vẫn cần một lượng nước và ánh sáng nhất định, kèm theo nhiệt độ thích hợp.

Trong môi trường sống bản địa của chúng trên khắp miền Nam nước Mỹ, Mexico, Trung và Nam Mỹ, cây không khí phát triển tốt nhờ độ ẩm cao và lượng mưa dồi dào. Tuy nhiên, cây không khí cũng là loại chịu hạn rất tốt. Do đó, khi trồng trong nhà, bạn không cần “tiếp nước” cho chúng thường xuyên. Tần suất 1 lần/tuần dành cho đa số. Tuy nhiên, một số giống sống khỏe tới 2 tuần mà không cần tưới nước.

Để tưới nước, hãy đặt chúng vào bồn rửa hoặc một chậu nhỏ với lượng nước đủ ngập cây. Bạn ngâm chúng trong khoảng 30 phút, sau đó lắc nhẹ trước khi úp ngược chúng lên một chiếc khăn cho ráo nước. Khi cây khô, hãy đưa chúng trở lại vị trí ban đầu.

cây không khí

Bạn cũng có thể phun sương cách ngày giữa các lần “tắm” cây để giữ cho chúng luôn tươi. Nhất là vào mùa đông hoặc khi thường xuyên mở điều hòa trong nhà bởi lúc này độ ẩm khá thấp.

Đa phần, cây không khí rất sợ ánh nắng trực tiếp. Trong tự nhiên, nhiều loài thích mọc trong những tán cây râm mát. Một số loài, chẳng hạn như T. Cyanea (cây hoa quạt ba tiêu) có thể chịu được bóng râm hoặc ánh sáng mặt trời đầu ngày ít gay gắt. Vì vậy, chỉ cần ánh sáng đèn trong nhà đã đủ để cây sinh trưởng.

Nhiệt độ phòng khá lý tưởng để cây không khí sinh trưởng. Lưu ý, chúng sẽ không chịu lạnh dưới 7°C.

Trang trí sáng tạo với cây không khí

Với ưu điểm là không cần trồng trong đất hay nước, bạn có thể thỏa chí sáng tạo với một hoặc nhiều cây không khí.

Đơn giản nhất, bạn chỉ cần thả cây không khí vào chiếc đĩa rồi đặt lên bàn một cách ngẫu hứng. Nếu muốn đặt cây trong gian bếp, bạn có thể tận dụng vài chiếc vỏ ốc biển rửa sạch, dán cục nam châm vào bằng súng bắn keo, rồi đính lên bất kỳ bề mặt tường, kệ tủ. Cắt tỉa cây không khí sao cho vừa vặn với phần vỏ ốc.

Các loại bình thủy tinh hoặc bình gỗ để bàn cũng rất được ưa chuộng. Đối với bình thủy tinh, cần thêm vài phụ kiện như sỏi màu, cát màu, san hô khô hay vài món trang trí đáng yêu.

cây không khí

Một cách đơn giản và tiết kiệm nhất là bạn dùng dây câu cá cột cây không khí vào, còn đầu kia buộc lên trần nhà. Cách này dễ thực hiện mà lại khá gây ấn tượng, bất ngờ.

Lãng mạn hơn, bạn có thể đầu tư vài chiếc bình treo bằng thủy tinh để đựng cây không khí bên trong và treo chúng gần bậu cửa sổ. Đây là cách khá phổ biến, tuy nhiên để “khu vườn không khí” sinh động hơn, bạn cần có nhiều cây và bình treo. Cách này cũng chỉ hợp với nơi có không gian rộng và thoáng

 

Cùng chuyên mục