Thứ ba, 28/02/2023, 09:14 (GMT+7)

Thực phẩm nào người bệnh tăng huyết áp không nên dùng?

PV - t/h (Theo tritanghuyetap.com, Sunkun.com)S,

Khi bị tăng huyết áp, việc chọn lựa chế độ ăn hàng ngày cũng góp phần làm hạn chế ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Những thực phẩm mà người bệnh nên tránh xa sẽ có mặt trong bài viết dưới đây.

Rượu

tang huyet ap khong an Tiepthigiadinh H1
Rượu có thể ngăn ngừa bất kỳ loại thuốc điều trị tăng huyết áp nào làm việc hiệu quả.

Rượu khi đi vào cơ thể khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Người nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao.

Trà đặc

Trà đặc, đặc biệt là hồng trà đặc có chứa nhiều chất kiềm, làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Vậy nên người bị tăng huyết áp không nên uống trà đặc. Nếu bạn không thể từ bỏ trà đặc thì hãy thay thế bằng trà xanh. Nhiều tài liệu đã chỉ ra công dụng của trà xanh giúp mang lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp.

Muối

Người bệnh tăng huyết áp không nên ăn mặn. Bởi trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao. Vậy nên, người đã bị tăng huyết áp thì nên giảm lượng muối ăn hàng ngày. Lượng muối tối đa cho phép người bệnh cao huyết áp dùng là 1.500mg muối mỗi ngày.

Đường

tang huyet ap khong an Tiepthigiadinh H2
Người bệnh tang huyết áp không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường.

Khá nhiều người bất ngờ khi biết đường cũng nằm trong danh sách người bệnh cao huyết áp không nên ăn nhiều. Đường khi sử dụng quá nhiều là một trong các nguyên nhân gây béo phì. Ngoài ra khi nạp lượng đường lớn vào cơ thể cũng có nguy cơ tăng huyết áp. Trên thực tế người bệnh cao huyết áp đa phần thường rơi vào những người béo phì hay thừa cân.

Thực phẩm cay

Thực phẩm cay không tốt cho người bị tăng huyết áp, vì chúng có thể khiến việc đi đại tiện khó khăn hơn, dẫn đến táo bón. Người bệnh tăng huyết áp lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng lên, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não.

Thực phẩm chiên, rán

Các loại thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật dễ dẫn tới máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng, làm tăng huyết áp.

Các loại thịt

Thịt chó

Thịt chó được rất nhiều người ưa chuộng. Đây là món ăn vừa ngon, lại giàu đạm, cũng là đồ nhậu tuyệt vời cho nam giới. Nhưng theo đông y, thịt chó ôn thận, trợ dương, làm tăng sự âm suy-dương thịnh, dẫn tới tăng huyết áp. Vì vậy, người bị tăng huyết áp cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.

Thịt gà

Thịt gà không tốt cho người bị tăng huyết áp, bởi nếu ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Vậy nên, người bệnh nên hạn chế ăn thịt gà để tránh tình trạng bị nặng thêm.

tang huyet ap khong an Tiepthigiadinh H3
Các loại thịt chứa nhiều cholesterol khiến huyết áp tăng cao.

Nội tạng động vật

Đó là các phủ tạng động vật như gan, tim, bầu dục … vì nhóm thực phẩm này dễ sinh ra độc tố, khiến huyết áp bất ổn. Với người bị tăng huyết áp, có thể bổ sung các loại tôm, cá và các loại rau quả tươi.

Thịt nguội

Lượng muối trong những sản phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, thịt hộp chứa rất nhiều natri. Bởi trước khi ra sản phẩm chúng được tẩm ướp rất nhiều loại gia vị và được bảo quản với muối. Vì thế nên thịt nguội là sản phẩm mà người bệnh cao huyết áp không nên dùng.

Dưa muối

Tên gọi của món ăn cũng đã nói lên thành phần chế biến ra nó chính là dưa và muối. Thực phẩm nào muốn bảo quản tốt cũng đều dùng đến muối. Bởi do muối có khả năng ngăn chặn sự phân rã của thực phẩm rất hiệu quả. Khi bảo quản rau củ càng để lâu trong hộp và bảo quản bằng chất lỏng, chúng sẽ hấp thu ngày càng nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể chứa hàm lượng natri lên đến 390mg.

Sản phẩm đóng hộp

tang huyet ap khong an Tiepthigiadinh H4
Thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều muối.

Người bệnh cao huyết áp thì không nên ăn nhiều đồ đóng hộp, thức ăn nhanh. Trong đó có các sản phẩm cà chua đóng hộp, súp đóng hộp không phải là lựa chọn tốt cho người bệnh. Đa phần những loại nước sốt cà chua đóng hộp, nước sốt mì ống, nước ép cà chua, súp đóng hộp đều chứa rất nhiều natri. Thông thường một cốc nước ép cà chua có thể chứa hơn 600mg muối. Nước dùng kèm theo súp đóng hộp và đóng gói cũng có thể tổn hại đến huyết áp rất cao.

Cùng chuyên mục