Thứ năm, 22/12/2022, 06:00 (GMT+7)

Sữa hạt là gì? Cách nấu sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng

(Tiepthigiadinh) - Sữa hạt không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, mà cách làm lại vô cùng đơn giản.

Bài viết này thuộc series Dinh dưỡng

lợi ích của sữa hạt, các loại sữa hạt, lợi ích của sữa, ai nên uống sữa, sữa tăng chiều cao, sữa giảm cân

Xem thêm

Sữa hạt là gì?

Sữa hạt là loại thức uống được chế biến từ các loại hạt, có thể là hạt ngũ cốc: mè, gạo, ngô, yến mạch…; các loại đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ… hay các loại hạt dinh dưỡng giàu chất béo: mắc ca, hạt óc chó, hạnh nhân, điều….Mỗi loại hạt khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng và công dụng khác nhau. 

Việc uống sữa hạt có tác dụng tương tự như khi ăn các loại hạt chế biến ra chúng, mà không làm giảm hay biến chất dinh dưỡng từ các loại hạt này. Đây là món đồ uống tốt cho sức khỏe mà không hề có sữa động vật trong đó.

sua hat oc cho
Sữa hạt óc chó

Lợi ích của sữa hạt

  • Sữa hạt giúp bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như vitamin, chất xơ, magie, sắt, kali, canxi và vitamin D. Hầu hết các loại hạt có chứa axit béo omega-6 giúp tăng sức đề kháng; tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Sử dụng sữa hạt thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện chức năng tim mạch. Kali và Magie có trong tinh dầu hạt sẽ giúp các cơ và xương khớp hoạt động nhịp nhàng hơn. 

  • Uống sữa hạt vẫn giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể như sữa bò nhưng lại không gây ra tình trạng dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

  • Vì các loại hạt tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp; nên uống sữa hạt sẽ có tác dụng làm giảm tối thiểu lượng đường trong máu.

  • Sữa hạt lại chứa các thành phần tự nhiên hỗ trợ chống lão hóa, giúp đào thải độc tố, giúp duy trì làn da mịn màng, hồng hào, sáng khỏe.

  • Gutein và zeaxanthin là những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong sữa hạt, giúp thị lực khỏe mạnh, cũng như bảo vệ đôi mắt khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa.

  • Sữa hạt không những không gây béo mà còn còn tạo cảm giác no lâu. Uống sữa hạt thường xuyên giúp duy trì cân nặng để có vóc dáng thon thả.

sua hat tiep thi gia dinh
Ảnh minh họa

Cách làm sữa hạt

Hiện nay, sữa hạt có thể làm tại nhà với những nguyên liệu đơn giản và cách nấu thì không quá cầu kỳ. Dưới đây là cách làm 5 loại sữa hạt phổ biến nhất hiện nay.

Sữa đậu nành

Nguyên liệu: 500g đậu nành; 5, 6 lá dứa; 150g đường (gia giảm tùy khẩu vị); Túi lọc 

Cách làm: 

  • Bước 1: Đậu nành mua về ngâm trong tô nước sạch, để qua đêm. Hôm sau chắt bỏ nước ngâm đậu, rửa sạch đậu nành dưới vòi nước lạnh thêm vài lần nữa. 

  • Bước 2: Cho đậu nành vào máy xay sinh tố, chế thêm nước theo tỉ lệ 4 muỗng canh đậu nành thì pha với 350ml nước. Nên làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố có kèm theo bộ lọc để dễ dàng loại bỏ bã đậu nành. 

  • Bước 3: Bật máy xay trong khoảng 2 phút, cho máy nghỉ 30 giây rồi tiếp tục xay đế tránh máy bị nóng quá. Tắt máy, rót sữa đậu nành qua rây lọc để loại bỏ bã đậu nành. 

  • Bước 4: Sau đó đổ sữa vào chảo rồi bắc lên bếp gas hoặc bếp điện, thắt lá dứa lại rồi cho vào chảo nấu với sữa. Đun sữa ở nhiệt độ thấp trong khoảng 10 phút, khuấy đều tay, đến khi sữa sôi thì cho thêm đường, khuấy cho tan rồi tắt bếp. Sữa đậu nành có thể bảo quản 1-2 ngày.

Sữa hạt sen

Nguyên liệu: 250g hạt sen; 500ml sữa tươi; 1/3 lon sữa đặc có đường; 100g đường trắng (gia giảm tùy khẩu vị); 1,5 lít nước

Cách làm: 

  • Bước 1: Tách tim sen bằng tăm để sữa không có vị đắng. Sau đó rửa sạch hạt sen, để ráo. 

  • Bước 2: Mang hạt sen đã để ráo xay kĩ với nước bằng máy xay sinh tố. 

  • Bước 3: Lót một miếng vải sạch vào một chiếc rây nhỏ. Đổ phần sen đã xay qua đó lọc rồi vắt kiệt để thu lấy nước cốt. Phần bã còn lại dùng màng lọc bóp kỹ thêm lần nữa với phần nước còn lại để có thể lấy hết dưỡng chất có trong hạt sen. 

  • Bước 4: Đổ nước sen vào nồi đun với lửa vừa, bạn nhớ khuấy đều tay để sữa không bị đóng cặn. 

  • Bước 5: Khi nước sen bắt đầu sôi thì bạn cho sữa đặc và đường trắng vào, đun đến khi sữa sôi đều lại là được. Để nguội, cho vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa, bảo quản trong tủ lạnh. Sữa hạt sen có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 ngày. 

Sữa ngô (bắp)

Nguyên liệu: 2 bắp ngô Mỹ to (nên chọn trái đều hạt, còn tươi, to dài đều); 220ml sữa tươi không đường; 1/3 chén sữa được có đường; 1 lít nước 

Cách làm: 

  • Bước 1: Bắp Mỹ chọn trái to, còn tươi. Bóc sạch vỏ, giữ lại phần lá trong của trái bắp. Luộc bắp và lá với 1 lít nước cho đến khi bắp mềm (khoảng 20 phút). Lấy bắp ra, để nguội, dùng dao tách hạt bắp ra khỏi cùi. 

  • Bước 2: Cho hạt bắp và nước luộc bắp vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc bỏ phần bã bắp đi, chỉ lấy phần nước cốt (đây chính là sữa bắp). 

  • Bước 3: Nấu sữa bắp ở lửa nhỏ, khuấy đều tay tránh sữa bị cháy. Khi sữa bắp sôi, cho sữa đặc và sữa tươi vào khuấy đều, khi nào nồi sữa bắp sôi thì tắt bếp.

Sữa hạnh nhân

Nguyên liệu: 100g hạnh nhân; 1 lít nước; 150g đường; 1 chiếc máy xay

Cách làm: 

  • Bước 1: Ngâm hạnh nhân với nước ấm khoảng 4 giờ để dễ tách lớp vỏ ở ngoài. 

  • Bước 2: Sau khi ngâm, tách vỏ, bóc bỏ lớp vỏ lụa, để ráo nước. Cho hạnh nhân vào máy xay, đổ thêm khoảng 500ml nước, xay kỹ, nhiều lần để hỗn hợp thật nhuyễn. 

  • Bước 3: Cho hỗn hợp qua rây, thêm một ít nước, dùng muỗng khuấy đều và rây kỹ để lọc bỏ phần bã. 

  • Bước 4: Cho sữa đã lọc vào nồi, thêm 150g đường (có thể gia giảm tùy theo khẩu vị), khuấy đều để đường tan. 

  • Bước 5: Bắc lên bếp, đun với lửa vừa, khuấy đều tay để sữa không bị vón. Khi sữa sôi, bạn để thêm 1 chút rồi tắt bếp. 

  • Bước 6: Sau đó, để nguội và rây lại 1 lần nữa để loại bỏ hết cặn. Đổ ra ly và thưởng thức.

Sữa yến mạch

Nguyên liệu: 200g yến mạch cắt nhỏ; 1000ml nước lọc; 15ml mật ong; 1 muỗng cà phê bột quế (không bắt buộc). 

Cách làm: 

  • Bước 1: Ngâm yến mạch vào trong nước 20 phút sau đó vớt ra rửa sạch chất nhờn. 

  • Bước 2: Cho yến mạch, bột quế vào máy xay cùng nước lọc xay thật nhuyễn sau đó dùng vải mỏng lọc sữa yến mạch cho mịn màng. 

  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp cho sữa yến mạch vào nấu sôi với lửa nhỏ sau đó cho mật ong vào khuấy đều rồi tắt bếp. Để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.

banh mi hat tiep thi gia dinh
Ảnh minh họa

Cách kết hợp các loại hạt và nguyên tắc nấu sữa hạt

  • Các loại hạt không nấu kết hợp với nhau: gạo lứt - hạt sen; gạo lứt - nếp cẩm;...

  • Các hạt phải nấu kết hợp với nhau: óc chó - mè đen; yến mạch - mè đen; hạt điều - hạt bí; hạnh nhân - mè;...

  • Mix hạt cần nấu với hạt không cần nấu cần nấu chín hạt cần nấu trước.

  • Kết hợp hạt với một số loại củ, quả để dễ tiêu hóa: hạt điều - cà rốt; macca - khoai lang; hạnh nhân - nghệ; macca - sắn dây;...

  • Kết hợp hạt giàu vitamin, khoáng chất với hạt giàu chất béo để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

  • Khi nấu hạt dùng đường phèn và 1 xíu muối để tăng vị thanh và vị nguyên bản của hạt.

  • Không nên kết hợp hạt có tính sánh và tính trong để làm sữa hạt nếu không sẽ bị tách nước, kết tủa.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục