Thứ sáu, 24/03/2023, 06:00 (GMT+7)

Thực phẩm chức năng đánh lừa người tiêu dùng với chiêu thức quảng cáo thổi phồng tác dụng

Biên Thùy (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe với chiêu thức quảng cáo thổi phồng tác dụng vẫn ngang nhiên xuất hiện đánh lừa người tiêu dùng.

Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện nay được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội vì dễ mua bán giao dịch và thoát được sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Rất nhiều người đã bày tỏ sự khó chịu, bực bội khi cứ cầm điện thoại hoặc mở tivi lên là các sản phẩm này xuất hiện với hình ảnh MC, diễn viên, ca sỹ và lời kiểm chứng của lương y, bác sỹ. Kèm theo đó là những lời quảng cáo “mật ngọt chết ruồi” như: chữa dứt điểm, cam kết không khỏi không lấy tiền, chỉ sau vài ngày đã giảm bệnh… Quảng cáo không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

vada-nano

Trên một số trang web, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vida Nano quảng cáo công dụng như thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo truyền thông trên không gian mạng chưa đủ, các thực phẩm chức năng này tiếp tục “luồn lách” vào từng ngõ ngách thôn quê, làm “u mê” và “móc túi” người cao tuổi.

Thực phẩm chức năng Hàn Quốc quảng cáo chữa xương khớp

Mới đây tình trạng quảng cáo thổi phồng công dụng các loại thực phẩm chức năng Hàn Quốc bán cho người cao tuổi với giá cao lại tiếp tục nhen nhóm tại Văn Giang (Hưng Yên). Đã có một số trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nhưng lợn dụng nhu cầu cải thiện sức khỏe của người già, một số công ty vẫn ngang nhiên tổ chức hội thảo bán thực phẩm chức năng để trục lợi.

thực phẩm chất lượng

Thực phẩm chức năng Hàn Quốc nhưng được quảng cáo chữa xương khớp, đau đầu (Ảnh VTV1)

Quảng cáo là thuốc chữa xương khớp, chồng đau đầu nhưng khi người dân bỏ ra 3 triệu mua về dùng thì mới biết nó chỉ là thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh như lời giới thiệu. Đáng lên án hơn, loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe này còn không có số công bố trên bao bì theo quy định của Cục An toàn thực phẩm.

Quảng cáo thổi phồng về nước trái cây Multi Juice và nhau thai hươu Lucenta

Theo đó, hai sản phẩm này được quảng cáo thổi phồng với hơn 12 công dụng khác nhau, thậm chí còn hỗ trợ điều trị tim mạch, tiểu đường và ung thư. Đặc biệt, hai sản phẩm này còn được nhiều cá nhân quảng cáo, giới thiệu và mời gọi thêm các thành viên khác, phát triển hệ thống hưởng lợi nhuận theo mô hình đa cấp. Và tất nhiên có không ít người tiêu dùng cũng mua phải loại thực phẩm chức năng “thần thánh” này.

Bitney 1

Ngay sau đó, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương phải lên tiếng cảnh báo hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận của Tập đoàn Bitney.

Thực phẩm chức năng Stole Naga quảng cáo gây hiểu nhầm

Cách đây chưa lâu, thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stole Naga đã bị cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo vì gây hiều nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Stole Naga1

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stole Naga được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, lợi tiểu, đào thải sỏi thận, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Hỗ trợ giảm các triệu chứng như bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, đau mỏi vùng thắt lưng.

Quảng cáo là vậy nhưng thực tế lại chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Phục Thần Đan vi phạm quy định về quảng cáo

Trong tháng 3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát đi cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phục Thần Đan vi phạm quy định về quảng cáo.

Cụ thể, website của Phục Thần Đan đã vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phục Thần Đan được quảng cáo với công dụng như ngừa rối loạn thực vật, dưỡng tâm an thần, hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó ngủ, người bị mệt mỏi, hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ, hỗ trợ ngủ ngon giấc.

phuc-than-dan

Bên cạnh đó, còn hàng loạt các thực phẩm chức năng vi phạm quy định về quảng cáo. Cụ thể như: Calcium active Denk, Denk Electrolyte, Brain Active Denk, Recharge Active Denk, Libido Lady Denk, Ostesan Junior Denk, Digest Active Denk, Arthro Active Denk, Vitactive B12 Denk.

Theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, luật pháp quy định, các đơn vị chỉ được quảng cáo thực phẩm chức năng những nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép. Thế nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo, quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, sai lệch thông tin. Thậm chí cắt ghép hình ảnh, logo của các cơ quan báo chí chính thống… để quảng cáo sản phẩm.

cảnh báo

Cảnh báo từ Cục an toàn thực phẩm về sản phẩm Phục Thần Đan

Đã có nhiều trường hợp gánh hậu quả, biến chứng, thậm chi tử vong, thương tật vĩnh viễn do dùng thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng. Nhằm tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, thiệt hại kinh tế,  Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm tại các trang website, tiktok để mua và sử dụng.
Cùng chuyên mục