Thứ sáu, 17/02/2023, 10:37 (GMT+7)

6 phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả mà bạn nên áp dụng

PV - t/h (Theo Tư vấn tài chính 247, Timo)

Khi bạn quản lý chi tiêu trên các kênh tài chính của mình một cách hiệu quả, bạn và gia đình có thể đạt được các mục tiêu giàu có hoặc tự do tài chính mong muốn.

Trả tiền cho mình trước (Pay yourself first)

Với phương pháp trả tiền cho mình trước, bạn sẽ cần trích một khoản ít nhất 10% thu nhập của mình để đưa vào quỹ tiết kiệm. Tức là phải trả cho mình trước. Đối với số tiền còn lại, bạn có thể yên tâm chi tiêu vì bạn đã có một số tiền trong túi. Cách quản lý chi tiêu này khá dễ dàng. Ngay cả khi bạn không quan tâm đến việc quản lý tiền, bất kỳ ai cũng có thể làm được.

quan ly chi tieu Tiepthigiadinh H1
Trả tiền cho mình trước là một trong những cách quản lý chi tiêu cá nhân đơn giản nhất.

Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng và tốn ít thời gian. Nhược điểm duy nhất là bạn không cần phải đầu tư để sinh lời vì bạn chỉ có ngần ấy tiền, không hơn không kém.

Quản lý chi tiêu bằng sổ Kakeibo của người Nhật

Kakeibo là cuốn sổ ghi chép chi tiêu. Ban đầu, mục tiêu của cuốn sổ này là dùng để hỗ trợ những người làm nội trợ quản lý và cân đối chi tiêu gia đình Nhật. Sau đó, cuốn sổ Kakeibo được phát triển và trở thành phương pháp quản lý tài chính. 

quan ly chi tieu Tiepthigiadinh H2
Sổ Kakeibo giúp người Nhật dễ kiểm soát chi tiêu để đạt được những mục tiêu quan trọng khác trong cuộc sống. 

Bạn có thể học người Nhật sử dụng sổ Kakeibo theo những bước sau: 

  • Ghi chép các khoản chi tiêu chắc chắn sẽ chi hàng tháng (ghi cụ thể số tiền nếu có).
  • Ước tính khoản tiền cụ thể có thể dành cho tiết kiệm và các mục tiêu tài chính dài hạn. Hãy đảm bảo tính kỷ luật với khoản tiền này.
  • Phân chia thu nhập thành các nhóm chính (có thể dựa vào các nguyên tắc đã đề cập ở trên để phân chia).
  • Dựa trên thông tin về các khoản đã phân chia và bắt đầu cam kết với các khoản này. Điều chỉnh và cắt giảm những khoản không cần thiết. 
  • Tổng kết vào cuốn sổ Kakeibo hàng tháng. Ghi chú những khoản mục không phù hợp để có phương án điều chỉnh. 

Phương pháp bì thư 

Phương pháp bì thư chỉ dùng tiền mặt và phong bì giấy và được tiến hành như sau:

  • Liệt kê các khoản chi quan trọng hàng tháng và lập ngân sách cho từng khoản. Ví dụ tiền nhà 3 triệu, tiền ăn uống 2 triệu,…
  • Rút tiền mặt khi nhận được thu nhập và chia số tiền vào từng phong bì theo lịch trình.
  • Khi tiêu bất kỳ khoản tiền nào, chỉ cần lấy đúng bìa thư đó
  • Khi bìa thư đã hết, bạn không được chi tiêu vào nó. Bạn chỉ có thể chi tiêu khi nhận được thu nhập của tháng tiếp theo.
quan ly chi tieu Tiepthigiadinh H3
Phương pháp bìa thư chỉ dùng tiền mặt và phong bì giấy.

Cách tiếp cận này có thể giúp bạn kiên định hơn và tiêu tiền cẩn thận hơn, đặc biệt nếu bạn đang “căng thẳng” hoặc mắc nợ. Do đó, phương pháp này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và thoát khỏi nợ nần một cách nhanh chóng.

Phương pháp 6 lọ

Trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”, tác giả T. Harv Eker đã chia thu nhập của mình thành 6 tài khoản như sau:

  • Lọ nhu yếu phẩm (NEC) 55%: Phí cho nhu cầu cơ bản.
  • Lọ ăn chơi (PLAY) 10%: Tiêu tiền để thỏa mãn thú vui của bản thân.
  • Lọ giáo dục (EDU) 10%:  chi tiêu phát triển tư duy, kiến ​​thức và kỹ năng bản thân.
  • Lọ cho đi (GIV) 5%: dùng để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn trong cuộc sống.
  • Lọ tiết kiệm để chi tiêu cho tương lai (LTSS) 10%: tiết kiệm du lịch, mua nhà, mua xe…
  • Lọ tự do tài chính (FFA) 10%: Số tiền này dùng để kinh doanh, đầu tư tiền của chính bạn.
quan ly chi tieu Tiepthigiadinh H4
Phương pháp 6 lọ được coi là cách quản lý chi tiêu ‘’bất bại’’.

Ưu điểm của phương pháp này là bạn có một khảon tiền có thể gia tăng thu nhập mà không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Cách tiếp cận này cũng rất rõ ràng khi thu nhập của bạn được chia thành 6 lọ rõ rệt. Tuy nhiên, phương pháp có điểm khó là bạn phải luôn để ý xem mình có đang chi tiêu trong giới hạn đã nêu hay không. Có nhiều lọ nên sẽ dễ dẫn tới sự lộn xộn.

Quy tắc 50/30/20

Quy tắc 50/30/20 là một quy tắc quản lý chi tiêu nổi tiếng dành cho người mới bắt đầu. Sử dụng phương pháp này, bạn sẽ chia thu nhập của mình thành 3 lần như sau:

– 50% chi phí được chi cho các khoản cơ bản như tiền thuê nhà, thức ăn, điện, nước…

– 30% cho các chi phí bắt buộc khác như đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí,…

– 20% để tiết kiệm và trả nợ.

quan ly chi tieu Tiepthigiadinh H5
Quản lý chi tiêu cá nhân với quy tắc 50/30/20.

Phương pháp quản lý chi tiêu này khá phổ biến vì dễ nhớ và có thể áp dụng ngay. Bạn cũng có một tài khoản giải trí riêng. Giống như phương pháp Pay Yourself First, phương pháp 50/30/20 không làm tăng số tiền của bạn, nó chỉ bảo vệ bạn trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn cần hơn 50% chi phí cơ bản của mình trong thời gian khó khăn, bạn sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh.

Phương pháp 10/20/70

Phương pháp 10/20/70 là sự kết hợp của 3 phương pháp: trả tiền cho mình trước, 50/30/20 và 6 lọ. Về cơ bản, bạn sẽ chia thu nhập của mình thành 3 phần:

  • Tiết kiệm 10%: Trong tài khoản này, trước tiên bạn sẽ tập trung vào quỹ khẩn cấp, sau đó là tiết kiệm dài hạn.
  • 20% dành cho phát triển bản thân để có thêm cơ hội kinh doanh, đầu tư hoặc xây dựng các mối quan hệ có lợi hơn cho công việc của mình.
  • 70% cho chi tiêu hàng ngày và vui chơi, giải trí,…

Khi áp dụng phương pháp này, bạn không cần phải theo dõi tỉ mỉ các chi phí hàng ngày để tăng thu nhập vì không có quá nhiều lộn xộn.

Cùng chuyên mục