Thứ hai, 20/02/2023, 09:24 (GMT+7)

Phòng ngừa và điều trị bệnh chốc mép vào mùa lạnh

PV - t/h (Theo BV Hồng Ngọc, Vinmec, Khám Phá)

Chốc mép có thể tự khỏi nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan vì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm, nhiễm nấm, nhiễm trùng khác.

Chốc mép là bệnh gì?

Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao, thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Người bị chốc mép thường biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Các nốt phỏng vỡ và đóng vảy màu vàng mật ong.

Bệnh chốc mép có khả năng lây nhiễm. Con đường lây truyền là do tiếp xúc trực tiếp với các tế bào tổn thương của người bệnh hoặc dùng đồ nhiễm bẩn, chứa tác nhân gây bệnh mà trước đó bệnh nhân đã chạm vào như đồ chơi, quần áo, chăn gối…

Hầu hết bệnh chốc mép do virus đều có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị cẩn thận, kịp thời và dứt điểm thì có thể chuyển nặng hơn sang thể ecthyma.

choc mep Tiepthigiadinh H1
Giai đoạn mới bị bệnh chốc mép.

.

choc mep Tiepthigiadinh H2
Giai đoạn chuyển sang thể ecthyma.

Nguyên nhân gây chốc mép

  • Tác nhân chính gây bệnh chốc mép là Virus Herpes
  • Thường gặp ở những người bị viêm da cơ địa, da thường xuyên khô và nứt nẻ.
  • Do nấm Candida albicans. Các bào tử của nó có ở khắp nơi và hoạt động mạnh nhất là khi tình trạng sức khỏe yếu làm giảm sức đề kháng gây ra tình trạng viêm khóe miệng.
  • Thiếu hụt vitamin B2 trong mùa lạnh do ta ăn quá ít rau và có loại hoa quả tươi, thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
  • Đối với trẻ em, khi mẹ thiếu sữa cho con bú hoặc cho con ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ không tạo được sức đề kháng tốt cho bé rất dễ dẫn đến tình trạng chốc mép này.

Đối tượng dễ mắc chốc mép

Ai cũng có thể bị chốc mép nhưng nếu nằm trong các trường hợp này thì bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người bình thường.

  • Tuổi tác: Đối tượng có tỷ lệ cao bị chốc mép là trẻ em từ 2 – 5 tuổi.
  • Người lớn mắc các bệnh như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cũng rất dễ bị chốc mép.
  • Người thường xuyên sống trong môi trường đông đúc khiến bệnh dễ lây lan, nhất là khu vực chăm sóc trẻ như nhà trẻ, khoa Nhi…
  • Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh chốc mép dễ hình thành.
  • Có sẵn tổn thương da quanh mép khiến cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
  • Những người thường xuyên tham gia một số môn thể thao có tiếp xúc da kề da như bóng đá có nguy cơ cao bị bệnh.
choc mep Tiepthigiadinh H3
Trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch là đối tượng dễ bị chốc mép.

Cách điều trị chốc mép

Cách dân gian

Bệnh chốc mép ở thể nhẹ, khi vết loét chưa lan rộng và gây đau rát quá nhiều, có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên sau:

  • Nước muối sát trùng: Đây là cách cơ bản giúp sát trùng vết thương và lở loét hiệu quả. Hãy dùng nước muối để rửa sạch vùng bị lở loét.
  • Dưa chuột: Dưa chuột có tính mát, sát khuẩn tốt và làm dịu da. Bạn có thể thái lát mỏng dưa leo và đắp trực tiếp lên vùng tổn thương.

  • Nha đam: Gel nha đam có tác dụng sát khuẩn, làm thông thoáng và bớt viêm nhiễm các vết lở mép. Chỉ cần bôi trực tiếp gel nha đam lên khu vực mắc bệnh là được.

  • Chuối và mật ong: Mật ong có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Có thể ăn chuối chín cùng mật ong hoặc bôi hỗn hợp này trên vết loét để giảm thiểu tình trạng bệnh.

  • Dầu dừa hoặc dầu olive: Đây là 2 nguyên liệu làm đẹp của phụ nữ, đặc biệt có công dụng chữa chốc mép nhanh, hiệu quả nhờ vào công dụng sát khuẩn và làm lành vết thương. Thoa dầu trực tiếp lên da để làm dịu da, giảm đau rát và mau lành tổn thương. Có thể uống thêm nước dừa để thanh nhiệt cơ thể là làm dịu các tổn thương, tăng sức đề kháng và làm giảm triệu chứng của cơ thể.

Thuốc kháng sinh

Thuốc thường được dùng để điều trị ở dạng thuốc mỡ hoặc kem để bôi trực tiếp lên da. Các thuốc kháng virus như acyclovir giúp giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa được sự tiến triển của bệnh. Cần bôi thuốc ngay từ khi phát hiện tổn thương cho đến khi bong vảy hoàn toàn. Các thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ tác nhân là vi khuẩn hoặc khi các mụn nước loét bội nhiễm.

Với những người bị chốc mép do tác nhân là nấm có thể được chỉ định dùng các thuốc kháng nấm Canesten hoặc kem Daktarin bôi lên tổn thương.

Hãy chắc chắn rằng người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều trình, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi thương tổn lành hoàn toàn, không được tự ý kết thúc việc điều trị. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tái phát sau này.

Cách phòng ngừa chốc mép

  • Giữ vùng da quanh mép luôn sạch sẽ, khô thoáng. Nhất là khi có vết thương, bị côn trùng đốt tại vùng này thì cần vệ sinh thật tốt.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da luôn được bảo vệ.
  • Khi bị chốc mép, nên rửa sạch vùng tổn thương, không tiếp xúc da kề da với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Quần áo, khăn… của người bệnh cần được giặt riêng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mặt.
choc mep Tiepthigiadinh H4
Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh.
  • Với trẻ nhỏ thì nên cắt móng tay của bé để tránh cào xước da.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn thức ăn giàu vitamin B12 (rau, củ quả tươi,...); Không ăn đồ quá cay, chứa nhiều axit...; Uống nhiều nước
  • Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
Cùng chuyên mục