Thứ tư, 08/03/2023, 10:18 (GMT+7)

Phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ dễ hay khó?

PV - t/h (Theo ISSP, Digiuni, VnKid)

Nhiều người cho rằng, tư duy sáng tạo là khả năng bẩm sinh nhưng trong thực tế, khả năng sáng tạo của trẻ bắt nguồn từ phương pháp tư duy và giải quyết tình huống. Cha mẹ hoàn toàn có thể kích thích và phát triển tư duy sáng tạo cho bé ngay từ nhỏ bằng những phương pháp quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn thấy các tình huống và thách thức, sau đó tìm ra các cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Đây không phải là kỹ năng dành riêng cho những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo như nhà thiết kế, nhạc sĩ hoặc các nghệ sĩ khác. Tư duy sáng tạo còn mang lại lợi ích và hiệu quả cho nhiều ngành nghề khác nhau.

tu duy sang tao Tiepthigiadinh H1
Được giáo dục đúng cách, trẻ sẽ có cơ hội phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của mình. Ảnh: Cendekia Harapan

Mỗi đứa trẻ đều có những khả năng và thế mạnh riêng, nếu được nuôi dưỡng phát triển đúng cách, trẻ sẽ có cơ hội phát huy hết khả năng tư duy và sáng tạo của mình. Phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ không hề khó và sau đây là những hoạt động mà cha mẹ có thể làm cùng con để giúp phát triển tư duy sáng tạo.

Đọc sách 

Sách giúp khơi dậy tư duy và trí tưởng tượng theo một cách mà phim ảnh không thể nào có được. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen với việc đọc sách bằng cách đọc sách hoặc truyện cho trẻ nghe hằng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy tưởng tượng và mở rộng thế giới quan của mình. Khi trẻ lần đầu tiếp xúc với việc đọc hoặc nghe cha mẹ đọc sách, cha mẹ nên bắt đầu với những loại sách ít chữ, có nhiều hình ảnh minh họa, mang tính hài hước và dễ thương để trẻ làm quen với mặt chữ và tư duy tưởng tượng.

Chơi đố chữ

Một trong những phương pháp giúp con phát triển tư duy sáng tạo đó là chơi đố chữ. Chơi đố chữ vừa đáp ứng nhu cầu giải trí vừa giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kiến ​​thức bổ ích. Thông thường, để giải được câu đố, trẻ buộc phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, từ đó tìm ra những điều mới lạ từ những hiện tượng đời thường. Đây là kỹ năng tư duy cần thiết để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ sau này.

Âm nhạc

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho bé. Âm nhạc giúp trẻ dễ dàng biểu đạt những suy nghĩ, cảm xúc như giận dữ, hạnh phúc, thất vọng hay sợ hãi.

tu duy sang tao Tiepthigiadinh H2
Âm nhạc kích thích và phát triển tư duy sáng tạo nghệ thuật và tư duy logic. Ảnh: Classic FM

Vì vậy, cha mẹ hãy tạo điều kiện để con tiếp xúc và tham gia các hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, tập chơi nhạc cụ, nhảy múa... Hoặc cho bé chơi các đồ chơi âm nhạc ngay từ nhỏ như bộ trống đồ chơi, thảm chơi piano, đàn piano... để âm nhạc đi vào cuộc sống của trẻ một cách tự nhiên nhất. 

Chơi xếp hình

Các loại đồ chơi xếp hình là một trong những cách để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ rất tốt mà cha mẹ nên tham khảo. Với những khối hình, các bé sẽ suy nghĩ và tưởng tượng ra những hình ảnh thú vị để lắp ráp lại. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự sáng tạo ở bé trở nên phong phú hơn. 

Hội họa và thủ công

Tư duy hình tượng là một hình thức hỗ trợ sự phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ vô cùng hiệu quả mà cha mẹ không nên quả qua. Cha mẹ hãy cho con tham gia vào các bộ môn có tác dụng thúc đẩy trí tưởng tượng phong phú như:

Vẽ tranh

Vẽ tranh là một cách vô cùng hiệu quả để trẻ thể hiện tự do sáng tạo của mình. Trí tưởng tượng và thế giới quan xung quanh trẻ sẽ được trẻ thể hiện trực tiếp thông qua các nét vẽ mà trẻ thực hiện. Cha mẹ hãy cung cấp các loại giấy bút mang nhiều màu sắc sinh động và giúp trẻ thể hiện sự quan sát của mình thông qua các bức tranh mà trẻ thực hiện.

tu duy sang tao Tiepthigiadinh H3
Vẽ tranh là một cách vô cùng hiệu quả để trẻ thể hiện tự do sáng tạo của mình. Ảnh: PlanetSpark

Làm thủ công

Cha mẹ hãy mua các vật phẩm như giấy màu, đất nặn… sau đó hướng dẫn bé cách chơi, sắp xếp bố cục, bày trí tranh ảnh… Qua một thời gian, bố mẹ hãy để trẻ tự thực hiện và thể hiện sự sáng tạo trong bộ môn này. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sự sáng tạo cùng với bạn bè trang lứa. Khi tham gia nhiều hoạt động ở môi trường khác nhau, bé sẽ phát huy tốt khả năng quan sát, sự sáng tạo lẫn kỹ năng giao tiếp.

Viết nhật ký

Với những trẻ lớn hơn, viết nhật ký là một cách tuyệt vời để phát triển tư duy sáng tạo. Cuốn nhật ký có thể vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Với nhật ký của riêng mình, con tự do sáng tạo, khám phá nhiều hơn về bản thân, phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Bằng cách viết ra những suy nghĩ trong đầu, con bạn có thể hiểu sâu hơn về bản thân. Đối với trẻ em, viết nhật ký không chỉ để con khám phá bản thân mà còn để rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Hơn hết, viết nhật ký là một hoạt động thú vị giúp trẻ tránh xa điện thoại và màn hình TV.

Khen thưởng cho những sáng tạo của trẻ

tu duy sang tao Tiepthigiadinh H4
Cha mẹ đừng ngại dành cho trẻ một những lời khen. Ảnh: Today's Parent

Khi trẻ có những suy nghĩ, tưởng tượng khác biệt về thế giới quan xung quanh mình, dù suy nghĩ ấy có phi thực tế hay không, đừng ngại dành cho trẻ một lời khen, lời động viên. Tuy vậy, phụ huynh cũng nên lưu ý về vấn đề này. Việc khen thưởng có thể sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục suy nghĩ và tự do sáng tạo của mình, nhưng cũng có thể giới hạn việc sáng tạo của trẻ bởi trẻ chỉ sáng tạo để muốn nhận được lời khen thưởng và động viên của cha mẹ mình.

Lưu ý khi dạy trẻ sáng tạo

Trong quá trình dạy trẻ sáng tạo, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo bé phát triển theo hướng tốt nhất:

Tôn trọng quá trình sáng tạo của trể

Quá trình sáng tạo đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ và mất nhiều thời gian. Vì thế, bố mẹ hãy tôn trọng khoảng thời gian này của con bằng cách giữ tránh làm phiền, giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh. 

Chấp nhận sự bừa bộn, sai lầm của trẻ

Tất cả các hoạt động hỗ trợ sự phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ chỉ thực sự hiệu quả khi bố mẹ có thái độ tích cực, công nhận cả sự thành công và thất bại của con.

Làm gương cho trẻ

Khi thấy bố mẹ mình tham giao và các hoạt động để nâng cao khả năng sáng tạo thường xuyên sẽ kích thích sự tò mò và ham học hỏi của bé. Vì vậy, bên cạnh dạy con trẻ sáng tạo, bố mẹ đừng quên tạo cho riêng mình một góc sáng tạo nhé.

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc trẻ em thường xuyên ngồi trước màn hình để xem phim, chơi game điện tử… sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và kỹ năng giao tiếp. Do đó, các bậc phụ huynh chỉ nên cho con sử dụng điện thoại, Ipad, máy tính hay xem tivi vào một thời gian nhất định. 

Cùng chuyên mục