Thứ sáu, 31/03/2023, 06:00 (GMT+7)

Nữ Youtube dạy cách kiếm tiền trên Tinder và xu hướng content “bẩn” ảnh hưởng tới xã hội, thương hiệu

Biên Thùy (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Dạy các bạn nữ “kiếm tiền” tên Tinder, thất nghiệp vẫn sống tốt, bịa CV xin việc thế nào… là cách làm Content “bẩn” của một Youtube gây ảnh hưởng tới xã hội.

Nữ Youtube kiếm tiền bất chấp bằng content "bẩn"?

Kimmie là một nữ Youtube - Tarot Reader đang được nhắc đến khá nhiều trên mạng xã hội những ngày gần đây xung quanh những clip được cho là độc hại với giới trẻ.

Trong clip mới đây nhất “Những lần mình kiếm tiền trên Tinder”, cô gái này đã chia sẻ vanh vách cách “moi tiền” từ những lần đi hẹn hò, đồ ăn được đáp ứng miễn phí, xin vài trăm nghìn đi taxi, “thù lao” viết họ hồ sơ cá nhân, cho đến vài triệu đồng tiền phạt nếu chàng trai đến muộn.

sidhosd

Trong clip, Kimmie còn tự cảm thán: “Mình thấy bản thân là người rất thông thái, thông minh từ trên trời rơi xuống. Mình rất tự hào về bản thân vì có thể xoay xở qua khoảng thời gian vài năm như vậy.”

Trong video “Mình không sinh ra để đi làm. Bạn cũng vậy?”, nữ Youtube cho hay đã đi xin việc và nghỉ việc ở nhiều nơi. Và rồi cô nhận ra bản thân không hớp đi làm, không muốn bị gò bó với quy định, quản lý. Theo lời kể thì cô đã làm khoảng 7 công việc khác nhau từ thu ngân quán cafe, nhân viên kinh doanh, bán bảo hiểm, nhân viên nhà hàng, truyền thông nội bộ… Công việc gắn bó lâu nhất là 5 tháng còn nhanh nhất là 2 ngày.

Cô gái cho rằng mình nghỉ việc hoặc bị đuổi do cảm thấy hoang phí thời gian thanh xuân, công việc tầm thường, lương thấp, môi trường gò bó, đồng nghiệp hay soi mói, tác phong không phù hợp, mặc váy quá ngắn đi làm…

content bẩn 1

Kimmie nhận định: “Mình nhận ra tất cả những người mà họ không thích đi làm, có vấn đề với sếp, thường xuyên bị đuổi việc hay nghỉ việc vì bản thân họ sinh ra là để làm chủ, làm sếp... Mình tin không bất kỳ ai sinh ra để làm việc cho bất kỳ ai mà làm thứ họ muốn.”

Ngay sau đó, cô gái này bị dư luận cho rằng đang mang tư tưởng méo mó, “không làm mà muốn có ăn”, tự mãn với suy nghĩ và hành động kiếm tiền không mất sức lao động như mình. Không chỉ vậy những nội dung truyền tải của Youtube này được xem là độc hại, gây ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống của thế hệ trẻ.

Hậu quả của content "bẩn"

Thời đại 4.0 bùng nổ, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube trở thành mảnh đất màu mỡ và dễ kiếm tiền hơn bao giờ hết. Cũng tại đây chứ đựng nhiều video có nội dung định hướng giới trẻ theo chiều độc hai và được gọi là những content “bẩn”.

Noi-dung-ban-tren-Youtube

Youtuber Thơ Nguyễn đã phải khóa kênh một thời gian sau video chứa nội dung độc hại dành cho các em nhỏ

"Không làm nhưng vẫn có ăn", "Kiếm tiền trong khi ngủ", "Làm giàu từ thu nhập thụ động" là lời chào khá phổ biến trên TikTok, YouTube và Reddit. Nếu tìm kiếm với những từ khóa này trên các nền tảng, bạn sẽ thấy rất nhiều influencer, KOL, TikToker tự nhận họ có thu nhập "khủng" hàng tháng mà không phải làm gì nhiều.

Với đối tượng người dùng chủ yếu hiện nay là thanh, thiếu niên thì mối lo thế hệ trẻ bị nhiễm tư tưởng xấu hoàn toàn có cơ sở.

Quay trở lại với chiêu trò làm content “bẩn” để nhanh nổi tiếng và kiếm tiền, nhiều người đã bị hiệu ứng truyền thông ngược khi mất trắng sự nghiệp, cộng đồng mạng tẩy chay, hoặc khóa kênh vĩnh viễn.

Content “bẩn” hay còn gọi là content rác, được xem là những nội dung không lành mạnh, mang tinh tiêu cực. Nó xuất hiện ở nhiều dạng và được hình thành với các mục đích khác nhau nhưng đều dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức, suy nghĩ của người xem. Đồng thời nó dễ gây nên các tranh cãi, xung đột, khẩu chiến trên kangj xã hội nhằm thu hút sự chú ý.

Content “bẩn” để lại nhiều hậu quả khôn lường đối với xã hội và các thương hiệu. Chúng ta hẳn còn nhớ năm 2019, một bé trai 7 tuổi được cứu sống kịp thời khi làm theo video hướng dẫn cách treo cổ trên Youtube. Năm 2020, một cậu bé 15 tuổi phải nhập viện do đa chấn thương vì làm theo chỉ dẫn của một Youtube về cách làm pháo tại nhà. Hay như một nhóm trẻ em đã bị “dắt mũi” với hàng loạt thử thách như: 24 giờ sống ở bãi rác, 24 giờ làm chó, 24 giờ không ăn uống…

tẩy chay Nờ ô Nô vì content bẩn

Làn sóng tẩy chay Nờ ô Nô diễn ra trong cộng đồng

Mới đây nhất, sự việc của TikTok Nờ ô Nô bị cộng đồng tẩy chay mạnh mẽ sau video làm từ thiện cho người nghèo nhưng lại chứa đựng nội dung miệt thị, xúc phạm. Điều đáng quan ngại là video này nhận được nhiều lượt thích và gần 4 triệu lượt xem. Cho thấy rất đông người dùng không hề nhìn ra vấn đề mà cho nó là điều hết sức bình thường. Nờ ô Nô đã lên tiếng xin lỗi những vẫn bị TikTok xóa kênh. Tuy nhiên ít lâu sau, Nờ ô Nô lại xuất hiện, tiếp tục làm nội dung trên mạng xã hội và vẫn nhận được sự ủng hộ từ nhiều bạn trẻ. Đó là một trong những mối nguy hại cần nhận diện và xử lý.

Đối với các thương hiệu, không ít lần họ nhận những bài học, tác động xấu về việc những người có ảnh hưởng sử dụng content “bẩn”. Theo khảo sát từ PESTLE ANALYSIS, nội dung kém chất lượng sẽ gây những ảnh hường xấu, làm giảm 40% tỷ suất bán hàng, tạo ra hình ảnh xấu về thương hiệu trong mắt người tiêu dùng, 50% nội dung trên các nền tảng trực tuyến bị người dùng đánh giá kém hữu ích, 40% nội dung sau đó bị bỏ qua.

thuong-hieu-len-tieng-ve-content-ban

Nhãn hàng lên tiếng đính chính thông tin để không phải hứng chịu sự tẩy chay từ content "bẩn"

Vẫn là câu chuyện của Nờ ô Nô, việc sử dụng content “bẩn” của anh chàng đã khiến người dùng kêu gọi tẩy chay các brand, nhà hàng và nghệ sĩ hợp tác với Nờ ô Nô. Điều này đã khiến cho một thương hiệu thời trang Việt nam phải lên tiếng đính chính quan hệ với Nờ ô nô trước mối lo ngại thiệt hại mà brand có thể sẽ phải hứng chịu.

Thực ra ở Việt Nam, người dùng vẫn còn dễ tính nên chưa ghi nhận tình trạng thương hiệu bị tẩy chay mạnh mẽ vì cổ súy cho các “content bẩn”. Nhưng không thể phủ nhận, hoàn toàn có rủi ro khi các thương hiệu kết hợp với những người thường khai thác nội dung theo hướng tiêu cực như Nờ ô Nô, Kimmie.

Cùng chuyên mục