Thứ hai, 27/02/2023, 14:20 (GMT+7)

Những trường hợp nào không nên ăn tỏi?

PV - t/h (Theo VTC, VNN, Lao động)

Tỏi sống chứa kháng sinh tự nhiên, có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: trị cảm cúm, hạ huyết áp, lọc độc tố trong máu, giảm nguy cơ các bệnh tim, ung thư, alzheimer... Tuy nhiên, với một số người, việc sử dụng tỏi có thể đem lại ảnh hưởng xấu.

Có bệnh về mắt

Tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt sẽ được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

Có bệnh về gan

Tỏi lại có tác dụng kích thích, làm tăng nhiệt trong cơ thể nên nếu bị bệnh gan mà vẫn ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng. Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.

an toi Tiepthigiadinh H1
Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể làm tổn thương gan.

Một nghiên cứu lưu ý ở Ấn Độ đã đề cập rằng nếu tỏi được tiêu thụ với số lượng lớn, nó có thể dẫn đến độc tính của gan vì tỏi chứa allicin, một hợp chất mà khi hàm lượng lớn thể làm tổn thương gan.

Huyết áp thấp

Việc ăn quá nhiều tỏi dễ làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm. Vì vậy, những người bị huyết áp thấp không nên lạm dụng tỏi.

Mắc bệnh tả

Mặc dù có lợi cho dạ dày nhưng đối với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.

Đó là là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

Kết hợp với một số thực phẩm

an toi Tiepthigiadinh H2
Tuyệt đối không kết hợp tỏi với trứng, thịt gà, cá trắm...

Theo các bác sĩ, bạn không nên ăn tỏi sống cùng với cá trắm, thịt chó, thịt gà, trứng... Tỏi khi ăn cùng thịt gà có thể bị kiết lỵ, tỏi khi ăn cùng trứng tạo thành chất độc, còn khi kết hợp với cá trắm sẽ dẫn đến chướng bụng.

Khi đói bụng

Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

Các bác sĩ khuyên tuyệt đối không ăn tỏi sống khi đang đói bụng vì nó sẽ kích thích dạ dày, có thể gây viêm loét dạ dày, tác động xấu đến hệ tiêu hóa.

Tiêu thụ tỏi quá nhiều

Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

an toi Tiepthigiadinh H3
Mỗi ngày chỉ nên dùng không quá 10 gr tỏi.

Tiêu thụ tỏi với số lượng lớn cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai vì nó sẽ làm tăng các phản ứng làm loãng máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh tỏi trong thời gian này vì nó có thể gây chuyển dạ sớm và ảnh hưởng đến lượng sữa.

Khi sử dụng thuốc

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Tỏi là thuốc chống đông tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa máu đông, đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên khi tỏi được tiêu thụ cùng với các loại thuốc chống đông máu khác sẽ khiến máu lưu thông quá nhanh.

Cùng chuyên mục