Thứ ba, 14/02/2023, 16:45 (GMT+7)

Những cách tiết kiệm hiệu quả không phải ai cũng biết

Những cách tiết kiệm dưới đây sẽ là "cứu cánh" cho những ai đang không biết phải bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo gợi ý dưới đây và chọn cho bản thân mình hướng đi phù hợp nhất nhé!

Đặt mục tiêu tiết kiệm

Bước đầu tiên trước khi tiết kiệm đó chính là đặt mục tiêu. Bạn cần có một lý do thật sự thuyết phục để có thể bắt đầu và duy trì thói quen tiết kiệm. Hãy nghĩ đến những thứ bạn yêu thích hoặc những dự định bạn sẽ làm trong vòng vài năm tới như là: mua nhà mua xe, tổ chức đám cưới, đi du lịch nước ngoài,… bởi những điều này sẽ cho bạn động lực to lớn để có thể tiết kiệm. Ngoài ra, bạn phải biết rõ số tiền mà bạn cần cho những mục tiêu của bản thân vì chỉ khi có đích đến rõ ràng thì bạn mới có thể tính toán được cần bao lâu để có thể tích lũy đủ.

cach-tiet-kiem-1

Đưa tiết kiệm vào ngân sách

Rất nhiều người cho rằng tiết kiệm không phải là một khoản cố định và chỉ khi nào những khoản chi tiêu hằng ngày được tính toán xong mà còn thừa ra một phần thì phần đó sẽ dành cho tiết kiệm. Nếu bạn thuộc nhóm người trên thì hãy thay đổi suy nghĩ từ bây giờ nếu muốn tiết kiệm hiệu quả nhé! Có thể số tiền hàng tháng bạn để vào quỹ tiết kiệm không giống nhau nhưng việc đặt tiết kiệm vào cùng với những chi tiêu khác trong một tháng là cố định. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ quên việc tiết kiệm và có thể duy trì nó trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn hết, nhờ có quỹ tiết kiệm mà bạn có thể cân bằng tài chính cá nhân và loại bớt những khoản chi tiêu không cần thiết để có thêm tiền tiết kiệm.

cach-tiet-kiem-2

Sử dụng dịch vụ tiết kiệm tự động của ngân hàng

Ngày nay, có rất nhiều người sử dụng dịch vụ tự động tiết kiệm từ tài khoản lương của bạn. Hàng tháng, ngân hàng sẽ tự động trích một phần tiền lương của bạn và chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Việc bạn cần làm đó là chọn một tỷ lệ thích hợp với bản thân và bắt đầu tiết kiệm ngay khi có thể. Dịch vụ này sẽ giúp bạn tiết kiệm đều đặn và không cần phải lo lắng việc quên gửi tiền hay ngại phải thao tác nhiều trong ứng dụng để gửi tiết kiệm nữa.

cach-tiet-kiem-3

Lựa chọn công cụ tiết kiệm phù hợp

Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn tiết kiệm một cách hiệu quả hoặc thậm chí còn giúp bạn sinh lời. Một số cách tiết kiệm phổ biến hiện nay đó là: gửi ngân hàng, mua bảo hiểm, mua vàng, mua đất… Nếu bạn là một người không ngại rủi ro, đang có sẵn một khoản tiền nhất định và muốn “tiền đẻ ra tiền” nhiều hơn nữa thì có thể sử dụng tiền để đầu tư vào các công ty, doanh nghiệp.

cach-tiet-kiem-4

Thống kê lại chi tiêu và loại bỏ những khoản chi không cần thiết

Việc thống kê chi tiêu này nên được diễn ra mỗi tháng từ 1 đến 2 lần. Sau khi chi tiêu vào một số khoản nhất định, bạn nên thống kê lại tất cả để xem trong khoảng thời gian vừa rồi, bạn đã sử dụng tiền như thế nào, khoản nào bị thiếu, khoản nào bị thừa để có thể điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, việc làm này còn giúp bạn loại bỏ một số chi phí không cần thiết vì nếu bạn không thống kê thì bạn sẽ không biết được bản thân đang phung phí ở chỗ nào để khắc phục.

cach-tiet-kiem-5

Ghi lại chi phí

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi như: “Tiền của mình đi đâu hết rồi?”, “Tháng này có tiêu gì mấy đâu mà sao hết tiền nhanh thế?’ không? Đó là bởi vì bạn không nhớ mình đã mua những gì và mua lúc nào, thế nên bạn luôn cảm thấy rất mơ hồ về tài chính của bản thân và bạn chỉ nhận ra điều đó khi tiền đã chẳng còn lại bao nhiêu. Để thay đổi tình trạng này, việc bạn cần làm đó là ghi chép lại toàn bộ chi tiêu của bản thân. Bạn phải liệt kê ra những khoản bạn đã chi trong ngày kể cả là những khoản nhỏ nhất, sau đó hãy cân nhắc xem có khoản nào không cần thiết để loại bỏ. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm được một cách hiệu quả hơn. 

cach-tiet-kiem-6

Chia thu nhập thành các phần

Chắc hẳn, một số người trong chúng ta đã từng rơi vào hoàn cảnh “vung tay quá trán” để rồi tiền sinh hoạt hằng ngày thì không đủ. Đây là điều tất nhiên sẽ xảy ra nếu ngay từ ban đầu bạn không tính toán và phân chia thu nhập thành từng khoản cân đối. Giải pháp cho vấn đề này chính là chia thu nhập thành các phần. Nếu bạn không biết phải chia thế nào cho đúng thì hãy thử áp dụng nguyên tắc “4 chiếc hộp” xem sao. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn phân bổ thu nhập như sau:

  • Hộp đầu tiên là “hộp nhu cầu” chiếm 50% trong thu nhập của bạn. Chi phí trong hộp này sẽ dùng để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu hằng ngày như: tiền ăn uống, tiền xe cộ đi lại, tiền 4G/Internet,…
  • Hộp thứ hai sẽ là “hộp hưởng thụ” chiếm 10%- 15% dùng để thanh toán cho những dịch vụ nhà hàng, spa, khu vui chơi giải trí hoặc hoạt động mua sắm cho bản thân,…
  • Chiếc hộp thứ ba là “hộp dự phòng” chiếm 15%. Hộp này dùng cho những tình huống bất ngờ xảy ra như: bảo trì đồ điện, mua thuốc thang và trả viện phí khi có bệnh hoặc dự phòng cho lúc thất nghiệp,…
  • “Hộp tiết kiệm” là chiếc hộp cuối cùng. Hộp này chiếm 20% và dùng để tích lũy cho những mục tiêu trong tương lai của bạn.

Còn tùy thuộc vào thói quen chi tiêu và tính cách của bạn mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi tỷ lệ phía trên sao cho hợp lý và tiện lợi nhất để giúp bạn có một lối sống cân bằng và tiết kiệm được một khoản kha khá cho bản thân nhé!

cach-tiet-kiem-7

Cố định khoản chi tiêu hàng tuần

Một bộ phận người đi làm luôn rơi vào tình trạng đầu tháng nhận lương tiêu xài thả ga còn càng về cuối tháng lại càng thiếu thốn. Đó là bởi vì bạn không đặt ra giới hạn chi tiêu trong một tuần cho bản thân mình nên bạn mới chi tiêu “không phanh” như vậy. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cố định khoản chi tiêu trong một tuần nhé. Hãy liệt kê ra những điều cần phải làm trong tuần tới để thu xếp sao cho hợp lí và bạn hãy dựa trên thống kê đó để chi tiêu có giới hạn hơn. 

cach-tiet-kiem-8

Lập kế hoạch trả nợ

Bạn hãy lên kế hoạch trả nợ thật chi tiết, trong đó bao gồm số tiền mà bạn sẽ trả trong một lần, thời hạn trả nợ là khi nào. Ngoài ra, bạn cũng nên chia nhỏ khoản nợ ra để bạn bớt gánh nặng về tài chính cá nhân hơn mà vẫn có thể để dành được một chút tiền tiết kiệm. Việc lên kế hoạch chi tiết cho những khoản nợ sẽ giúp bạn quản lý và theo dõi chúng một cách sát sao hơn. Ngoài ra, việc làm này cũng tạo động lực, thúc đẩy bạn tự giác và có trách nhiệm hơn.

cach-tiet-kiem-9

Thực hiện nguyên tắc kiểm tra 72 giờ

Mỗi ngày, chúng ta đều có thể bắt gặp rất nhiều quảng cáo “sản phẩm siêu rẻ” hay “combo siêu tiết kiệm” của một số nhãn hàng trên các nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sắm mà không cần phải ra khỏi nhà nhờ có các sàn thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng tận nơi. Ưu điểm của những ứng dụng dịch vụ này đó là tiện lợi, nhanh chóng và đặc biệt, sản phẩm được bán trên những sàn thương mại điện tử thì luôn được giảm giá. Một số sàn thương mại điện tử thường giảm giá cho khách hàng vào các dịp lễ đặc biệt như: Giáng Sinh, Tết,… hoặc vào các ngày đôi như: mùng 1 tháng 1, ngày 12 tháng 12,… Đối với những ngày bình thường, khách hàng vẫn sẽ nhận được ưu đãi thông qua tích lũy voucher giảm giá, mua 2 tặng 1, miễn phí vận chuyển,… Vô số các loại tiện ích xung quanh khiến người tiêu dùng không thể nào dừng “thêm vào giỏ hàng”.

Để thoát khỏi cạm bẫy mang tên “đồ giảm giá”, các bạn hãy thử thực hiện nguyên tắc “kiểm tra 72 giờ” nhé. Sau 72 giờ, bạn sẽ không còn hứng thú mua sắm và bạn sẽ cảm thấy những sản phẩm bạn mong muốn sở hữu lúc trước không còn cần thiết nữa. Vì vậy, trước khi quyết định mua món đồ gì, bạn hãy dừng lại và đợi 72 giờ đồng hồ. Nếu bạn vẫn còn muốn mua chúng thì có nghĩa chúng cần thiết đối với bạn, nếu bạn không muốn mua nữa thì hãy gạt chúng ra khỏi suy nghĩ và thế là bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá và cũng không còn cảm giác hối hận sau mỗi lần “chốt đơn” quá tay nữa.

cach-tiet-kiem-10

Những lưu ý để tiết kiệm hiệu quả hơn

Thay đổi tư duy tiền bạc

Suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến hành động của chúng ta. Nếu bạn tin rằng bạn có thể tiết kiệm được thì bạn sẽ làm được. Còn nếu bạn không tin vào bản thân việc mình có thể tiết kiệm, bạn luôn đưa ra những cái cớ để trốn tránh việc tiết kiệm thì bạn sẽ không bao giờ tích lũy được. Đừng để những điều tiêu cực cản trở bạn, hãy thay đổi, suy nghĩ về những thứ bạn sẽ có được khi bạn quyết định tiết kiệm để có thêm động lực hơn nhé!

Bắt đầu nhỏ và nhất quán

Khoảng thời gian khi mới bắt đầu tiết kiệm luôn là khoảng thời gian khó khăn nhất. Bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy không quen với việc bỗng dưng phải trích một phần thu nhập ra để tích lũy. Ngoài ra, để duy trì được trong vòng vài tháng đầu tiên cũng là cả một vấn đề vì có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tiết kiệm của bạn, như là: tháng này phải trả tiền nợ, tháng này quên không chuyển vào tài khoản tiết kiệm, tháng này không đủ tiền sinh hoạt nên cắt bớt của quỹ tiết kiệm,… Vì vậy, bạn hãy bắt đầu tiết kiệm với một con số nhỏ để không cảm thấy quá nặng nề với việc tiết kiệm, duy trì con số ấy trong vòng vài tháng đầu tiên để tạo thói quen tiết kiệm. Sau khoảng thời gian đó, bạn có thể nâng dần con số tích lũy của mình lên, cố gắng để mỗi năm khoản tiết kiệm lên 1%, thành quả chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Tìm kiếm người đồng hành

Tiết kiệm không phải là một hành trình dễ dàng, có những khó khăn mà chỉ những người đã trải qua mới hiểu được, vì vậy đôi khi bạn sẽ cảm thấy nản lòng và cô đơn khi phải nỗ lực một mình. Đừng ngại mà hãy tìm kiếm ngay những người cùng chung chí hướng với mình nhé! Bên cạnh việc thấu hiểu cho những khó khăn trên hành trình tích lũy, bạn sẽ có thêm động lực và cũng sẽ là động lực thúc đẩy những người bạn của mình cùng tiết kiệm được hiệu quả hơn.

Bắt đầu từ sớm

Chúng ta đều mất một khoảng thời gian ban đầu để làm quen với tiết kiệm vì thế bắt đầu càng sớm càng tốt. Khi tích lũy từ sớm, chúng ta sẽ có nhiều thời gian để làm quen, không bị thúc giục, vội vã. Hơn hết, bắt đầu sớm cũng giúp bạn có thể tiết kiệm được nhiều hơn và có thể bù đắp vào khoản tiết kiệm ấy nếu không may lạm phát hay biến động kinh tế xảy ra trong tương lai.

Xem khoản tiết kiệm của bạn tăng dần lên

Việc theo dõi tài khoản tiết kiệm tăng dần sẽ giúp bạn quan sát được những biến đổi của quỹ tiết kiệm một cách kỹ càng hơn để có thể điều chỉnh và cân bằng nếu cảm thấy chưa hợp lý. Ngoài ra, việc nhìn số tiền của mình đang dần dần tăng lên cũng giúp bạn có thêm niềm vui và động lực khi chứng kiến nỗ lực của bản thân được đền đáp xứng đáng, bạn sẽ cảm thấy hào hứng hơn và tiết kiệm hiệu quả hơn.

Không “xem nhẹ” tiền lẻ

Một trong số những thói quen không tốt liên quan đến tiền bạc mà nhiều người mắc phải đó chính là “coi thường” tiền lẻ. Một số người cho rằng vài đồng tiền lẻ chẳng làm được gì nên không quan trọng lắm, đôi khi họ còn để tiền lẻ lung tung, bỏ quên trong túi áo túi quần. Nếu bạn nhìn thấy bản thân của mình trong những trường hợp trên thì bạn cần phải thay đổi ngay. Một tờ 1 nghìn đồng có thể không đủ để mua thứ gì nhưng nhiều tờ 1 nghìn đồng thì mọi thứ sẽ khác hoàn toàn, có khi là chỉ vài đồng tiền lẻ này cũng khiến bạn bỏ lỡ cơ hội mua được sản phẩm mình thích chỉ vì thiếu mất 1, 2 nghìn đó. Tiền lẻ thì cũng là tiền, cùng từ thu nhập mà bạn kiếm được, nâng niu những đồng tiền mà bạn làm ra là quý trọng công sức và thành quả lao động của chính mình.

Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng

Ngày nay, hình thức thanh toán bằng thẻ đang ngày càng chiếm ưu thế trong cuộc sống của người dân, ngay cả hàng phở lề đường cũng nhận thanh toán bằng chuyển khoản. Chính vì tính tiện lợi mà hình thức này đem lại đã khiến chúng ta tiêu tiền không kiểm soát. Vì tất cả tiền đều ở trong tài khoản và chúng ta luôn yên tâm rằng bản thân luôn có tiền nên chỉ cần muốn mua một thứ gì đó, chúng ta sẽ chuyển khoản ngay. Để thay đổi thói quen này, bạn nên rút một số tiền mặt đủ dùng đem theo bên người để phòng thân và chỉ được chi tiêu trong khoản đó. Cách làm này sẽ hạn chế sự phụ thuộc của bạn vào tiền trong tài khoản và giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn.

Không tiêu tiền để giảm stress

Một trong những thói quen không tốt hiện nay đó là mỗi khi căng thẳng hoặc gặp chuyện không vui trong cuộc sống, rất nhiều người sa vào những bữa tiệc tùng, mua sắm cùng bạn bè để quên đi sự tiêu cực. Điều này đã hình thành nên một thói quen, cứ khi nào buồn là sẽ đi tiêu tiền, không cần biết là buồn nhiều hay ít. Có rất nhiều cách giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả và ít tốn kém hơn là tiêu tiền. Bạn có thể đi dạo, tập thể dục, ngủ, nghe nhạc, xem phim hoặc tâm sự cùng bạn bè để thư giãn. Việc tiêu tiền không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề mà còn có thể tạo ra những áp lực khác đè nặng lên đôi vai vốn đã mỏi mệt sẵn của bạn. Hạn chế chi tiêu vào những thứ không cần thiết còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền cho bản thân nữa đó.

Hạn chế ăn ở ngoài

Ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến những thói quen trong sinh hoạt của chúng ta bị đảo lộn. Khối lượng công việc nhiều, áp lực về thời gian và chất lượng công việc đã khiến một số người ngay cả ăn cũng chẳng thể từ tốn được. Nhiều người muốn ăn ở ngoài vì nó nhanh chóng, tiện lợi, không phải bày vẽ nấu nướng dọn dẹp, tiết kiệm được thời gian để làm việc khác. Thế nhưng, số tiền mà mỗi người phải bỏ ra cho đồ ăn bên ngoài là khá lớn, hơn hết, một số đồ ăn tại các hàng quán cũng không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, bạn hãy dành chút thời gian để ăn sáng tại nhà và chuẩn bị đồ ăn trưa để đem theo. Trong trường hợp phải tăng ca hoặc không có quá nhiều thời gian thì mới nên ăn ở bên ngoài, còn nếu có thể thì hãy về nhà ăn để vừa an toàn vừa tiết kiệm nhé!

Tận dụng triệt để đồ dùng bằng cách tái sử dụng

Một trong số những cách tiết kiệm hiệu quả đó là tái sử dụng đồ vật. Bạn có thể rửa sạch và sử dụng những chai lọ, hộp nhựa để đựng đồ trong gia đình. Sử dụng lại đồ vật giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản lớn cho việc mua sắm và sửa chữa. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có một lối sống không phung phí và giúp bảo vệ môi trường.

cach-tiet-kiem-11
Cùng chuyên mục