Thứ ba, 21/02/2023, 15:46 (GMT+7)

Một số cách trị nhiệt miệng đơn giản tại nhà

PV - t/h (Theo Vinmec, Medlatec)

Nhiệt miệng là trong khoang miệng xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ, viền đỏ xung quanh, gây đau rát. Nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu cho người bệnh. Sau đây là các cách đơn giản trị nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo.

Nước muối sinh lý

Bạn nên sử dụng ngay nước muối sinh lý khi vết loét xuất hiện cho đến khi triệu chứng đau biến mất. Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm hiệu quả. Ban đầu khi súc miệng nước muối, bạn có thể cảm thấy hơi đau rát nhưng không kéo dài, thay vào đó vết loét sẽ nhanh lành hơn.

tri nhiet mieng Tiepthigiadinh H1
Dùng nước muối sinh lý giúp giảm viêm hiệu quả.

Có thể dùng nước muối súc miệng được bán sẵn tại các hiệu thuốc tây, nên làm ấm lại mỗi khi súc miệng. Bạn cũng có thể tự pha chế bằng cách dùng 5g muối sạch hòa tan trong 230ml nước ấm. Dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 - 30 giây để điều trị nhiệt miệng.

Nước súc miệng chuyên dụng

Có thể dùng nước súc miệng nha khoa nhằm kiểm soát, giảm tình trạng viêm nhiễm trùng trong miệng, trong đó có những vết nhiệt miệng. Dùng nước súc miệng này sẽ giúp thúc đẩy nhanh lành vết thương, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Sử dụng bằng cách pha loãng nước súc miệng này với nước ấm theo hướng dẫn, dùng để súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi kiểm soát được tình trạng bệnh. Lưu ý không dùng kéo dài vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho răng miệng cũng như sức khỏe của người dùng.

Mật ong

Thay vì dùng nước muối sạch, nhiều người ưa dùng mật ong để chữa nhiệt miệng nhanh tại nhà hơn, đặc biệt với trẻ nhỏ vì vị ngọt dễ chịu. Bạn dùng mật ong nguyên chất thoa lên vết nhiệt miệng mỗi ngày 3 - 4 lần. Duy trì thực hiện cho đến khi triệu chứng đau và viêm sưng dần giảm.

tri nhiet mieng Tiepthigiadinh H2
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đặc biệt phù hợp trong điều trị nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, dùng mật ong giúp giảm tình trạng đau và sưng đỏ do nhiệt miệng đáng kể. Sử dụng mật ong sớm còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do nhiệt miệng.

Dầu dừa

Giống như mật ong, dầu dừa cũng có tính kháng khuẩn rất tốt do chứa acid lauric tự nhiên. Với những vết loét nhiệt miệng, nên dùng dầu dừa sớm để giảm sưng, giảm đau, giảm thời gian vết loét miệng lành lại.

Để điều trị, bạn dùng lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi và che phủ lên vết nhiệt miệng mỗi ngày vài lần. Lưu ý nên hạn chế tiết và nuốt nước bọt sau khi bôi để dầu dừa có thời gian bao phủ, tác dụng lên vị trí bị loét trong miệng.

Baking soda

Một trong những cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi và an toàn là súc miệng bằng baking soda. Đây là loại muối nở giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp giảm viêm để vết lở miệng nhanh lành.

Cách pha nước súc miệng baking soda: Hòa tan 5g baking soda với 230ml. Sau đó, bạn súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ ra. Một ngày thực hiện súc miệng khoảng 2 - 3 lần cho tới khi hết nhiệt miệng.

Trà hoa cúc

Chất tanin có trong lá chè có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè để đắp trực tiếp lên vết loét trong miệng. Đây là cách trị nhiệt miệng có hiệu quả cao, giúp giảm đau, giảm sưng tấy và chống viêm hiệu quả.

tri nhiet mieng Tiepthigiadinh H3
Chất tanin có trong lá chè có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu về loại trà cúc La Mã cho thấy nó có tác dụng giảm đau, chữa lành vết thương rất tốt. Ngoài tra, trong loại trà này còn chứa hai chất Levomenol và azulene có khả năng sát trùng, chống viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng túi trà hoa cúc đắp lên vùng vết thương trong vài phút. Nếu cách này gây bất tiện, bạn có thể pha trà hoa cúc và để ấm, dùng súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi.

Dùng sữa chua

Theo các nghiên cứu, sữa chua có men vi sinh sống lactobacillus, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột. Vì vậy, bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp chữa khỏi lở miệng và bảo vệ dạ dày.

Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể

Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm loét miệng, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin vào thực đơn của mình. Các loại vitamin tốt cho cơ thể gồm: 

  • Vitamin B có trong trứng cá, sữa đậu nành, sữa gạo...
  • Acid folic có trong rau chân vịt, cải xanh, măng tây...
  • Sắt có trong hàu, ngũ cốc, trứng, gan gà...
  • Nước dừa làm dịu vết loét...
Cùng chuyên mục