Chủ nhật, 26/03/2023, 09:40 (GMT+7)

Kinh doanh sản phẩm thực phẩm muốn hiệu quả cần 10 chiến lược tiếp thị này

Biên Thùy (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Kinh doanh sản phẩm thực phẩm là ngành hàng hái ra tiền, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tiếp thị để đi đến thành công. Dưới đây là 10 gợi ý cho bạn:

Bộ nhận diện, bao bì sản phẩm thực phẩm

Bao bì luôn là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một sản phẩm nào và nó không thể thiếu trong khâu chuẩn bị tiếp thị.

Nhiều người vẫn cho rằng hương vị sản phẩm là thứ mà người tiêu dùng quan tâm nhất. Thế nhưng khi chưa biết sản phẩm đó có hương vị như thế nào thì thứ để khách hàng quyết định mua hay không, phần nhiều nằm ở mô tả trên bao bì.

bao bì sản phẩm

Vì vậy, khi có trong tay một sản phẩm thực phẩm, cần chú ý đến các khía cạnh như bao bì nhận diện sản phẩm: Thiết kế, màu sắc, cách thức đóng gói. Bao bì cần phải có logo nhận diện thương hiệu và thể hiện đúng tính chất của thương hiệu.

Định vị thương hiệu

Nên chú ý đến việc thiết kế hình ảnh thương hiệu và định vị thương hiệu của bạn trên thị trường để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Trước tiên bạn phải hiều sản phẩm và thương hiệu của mình. Sản phẩm bạn tạo ra cho ai? Nó sẽ thu hút ai? Sản phẩm đó có gì đặc biệt để khách hàng quan tâm?

Do đó nên lưu ý những vấn đề như: Cần phải xác định khách hàng và thị trường mục tiêu của mình. Nên tập trung vào phần nhỏ của thị trường hay nhắm đến khách hàng mục tiêu?

Tận dụng tối đa địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh cũng là điều mà khách hàng của bạn quan tâm. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sự nổi bật của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại, cùng phân khúc trên thị trường. Vấn đề này bạn nên tham khảo những thương hiệu đã có thành công nhất định.

Tạo chương trình ưu đãi cho sản phẩm mới

Muốn nâng cao hiệu quả cho chiến lược tiếp thị sản phẩm, bạn phải đi kèm chương trình ưu đãi và khuyễn mãi. Bởi hầu hết khách hàng khi mua sắm đều muốn nhận được những món hời, nhất là những sản phẩm thực phẩm mà họ yêu thích, hay sử dụng.

Để thu hút khách hàng, khiến họ nhớ đến sản phẩm và thương hiệu, bạn có thể đưa ra các chương trình ưu đãi bằng cách tích điểm trả quà, tích điểm trừ tiền, phân chia khuyến mãi theo các dịp lễ lớn -nhỏ trong năm, khuyến mãi theo các mùa, nhân dịp sinh nhật khách hàng…

Xây dựng mối quan hệ với các KOLs

Ngày nay, những người có tầm ảnh hưởng (KOLs) hoạt động rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Với khả năng dẫn dắt vấn đề, họ thu hút được sự quan tâm, chú ý của một lượng đông đảo người theo dõi.

marketing thực phẩm

Ở Việt Nam, nhãn hàng mỳ ăn liền Omachi chọn diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc làm gương mặt đại diện và giới thiệu sản phẩm. Nhiều sản phẩm muối tôm, trà gạo lứt, gà ủ muối, heo khô cháy tỏi… đều kết nối KOLs livestream trên facebook, tiktok bán hàng, lượt xem, chia sẻ mua hàng rất cao.

Ngoài ra có thể tổ chức sự kiện PR sản phẩm và khách mời là những KOLs. Đừng quên tặng những người đến tham dự phiếu dùng thử sản phẩm đến.

Tận dụng cơ hội Remarketing (tiếp thị lại)

Trong quá trình mua sắm, người tiêu dùng luôn có những tâm lý và những thời điểm khác nhau, không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng chi tiền mua sản phẩm của bạn ngay lần đầu họ thấy và biết đến.

Nhưng không phải vì những điều trên mà bạn loại bỏ họ khỏi tệp khách hàng tiềm năng. Hãy sử dụng chiến lược Remarketing để nuôi dưỡng và chăm sóc nhóm khách hàng này.

Ngoài ra, chiến lược này cũng có thể áp dụng được với những khách hàng thường xuyên theo dõi thương hiệu của bạn. Nếu bạn giữ được tần suất xuất hiện của thương hiệu với nhóm khách hàng này thì sẽ tạo được sự ghi nhớ đối với họ.

Xây dựng nội dung truyền thông mạng xã hội

Ở thời điểm hiện tại, mạng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng, chính vì vậy các chiến lược tiếp thị cần tận dụng tối đa các kệnh truyền thông này.

mang-xa-hoi

Mạng xã hội là một trong những nền tảng tốt và có thể trực tiếp truyền tải những thông điệp của bạn đến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đây là nơi khách hàng dễ dàng tham gia vào câu chuyện thương hiệu và sản phẩm của bạn. Khi đã thích thú sản phẩm của bạn, người dùng mạng xã hội sẽ chia sẻ thông tin đến người thân quen.

Những nền tảng mạng xã hội mà bạn cần truyền tải thông tin chính là: Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok, Zalo.

Thiết lập hệ thống người dùng giới thiệu

Truyền thông bằng khách hàng là một trong những cách truyền thông cũ nhưng lại mang đến hiệu quả cực kỳ tốt. Nếu như sản phẩm và cách chăm sóc khách hàng của bạn tốt thì khách hàng sẽ tự động giới thiệu và truyền miệng.

Do đó, doanh nghiệp cần có những hoạt động nhằm thúc đẩy khách hàng. Khi họ giới thiệu khách hạng mới, bạn nên áp dụng những phương thức sau: Xây dựng những hệ thống quà tặng cho người giới thiệu sản phẩm bằng những hình thức như tạo phiếu giảm giá, phiếu giao hàng miễn phí, điểm thưởng…

Sản phẩm thực phẩm cần tiếp thị bằng hình thức tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là một trong những cách để thu hút sự chú ý và tạo được sự lan tỏa, thu hút cho thương hiệu và sản phẩm là PR. Đơn cử như các sự kiện tại địa phương hoặc thành phố, các triển lãm, lễ hội ẩm thực, lễ hội âm nhạc. Lưu ý chọn đúng nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ đến.

hoi cho am thưc

Chẳng hạn bạn có sản phẩm mì ăn liền, bạn cần tiếp thị, quảng cáo nó ở những nơi sẽ có khách hàng sử dụng, chẳng hạn như trong các trường đại học, lễ hội ẩm thực, lễ hội âm nhạc, hội chợ xúc tiến thương mại. Lúc này bạn nên cho họ dùng thử sản phẩm, tặng phiếu giảm giá mua hàng.

Quảng cáo qua thư điện tử

Thứ 10 là thư điện tử  hay còn gọi email marketing. Đây là chiến lược marketing mang lại hiệu quả, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.  Phương pháp này giúp doanh nghiệp kêu gọi hành động, gửi quảng cáo, gửi tin tức mà bạn không nên bỏ qua. Mục đích của gửi thư điện tử là xây dựng niềm tin thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Cùng chuyên mục