Thứ hai, 06/03/2023, 14:54 (GMT+7)

Khám xét trụ sở Công ty tài chính F88 vì nghi ngờ liên quan đến 'cưỡng đoạt tài sản'

Sáng ngày 6/3, trụ sở Công ty tài chính F88 trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh bị công an khám xét. Theo đó, lực lượng Công an đã tiến hành khám xét do nghi ngờ công ty có liên quan đến hành vi đòi nợ theo kiểu “cưỡng đoạt tài sản”.

Tại khu vực phía trước trụ sở Công ty tài chính F88, hàng trăm cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát cơ động, lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố,… đã tiến hành bao vây nghiêm ngặt. Người dân dừng lại để chụp ảnh, quay phim đều bị nhắc nhở.

Nguồn tin từ Cơ quan điều tra cho biết, F88 có hàng trăm nhân viên thu hồi nợ và đã thực hiện hành vi dọa người vay trong suốt thời gian qua. Thậm chí, F88 còn có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, việc khám xét này nhằm phục vụ cho công tác điều tra.

kham-xet-f88
Trụ sở F88 ở Gò Vấp (TPHCM) bị khám xét vào sáng ngày 6/3

F88 là gì?

Công ty tài chính F88 (được gọi tắt là F88) là công ty nổi tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ như tài chính, cho vay thế chấp tài sản,… F88 được xem là chuỗi cầm đồ đầu tiên tại Việt Nam áp dụng nền tảng công nghệ cao, quy trình, chỉ tiêu định giá, lãi suất thống nhất và đội ngũ nhân sự được đào tạo.

Dù mới được thành lập từ năm 2013, nhưng đến nay F88 đã có khoảng 830 chi nhánh trải dài trên cả nước và đã đăng ký hoạt động tín dụng từ năm 2016. Đặc biệt, F88 sở hữu lợi thế nguồn vốn lớn tới từ sự đầu tư của các quỹ đầu tư uy tín như Mekong Capital và Granite Oak.

Tính đến năm 2017, tổng giá trị giải ngân của Công ty tài chính F88 lên tới gần 600 tỷ đồng và đạt trên 1.000 tỷ đồng vào năm 2018. Tiếp đó vào cuối năm 2018, F88 nhận thêm khoản đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ quỹ đầu tư Châu Âu Granite Oak. Bên cạnh lĩnh vực cho vay, F88 còn cung cấp các dịch vụ khác như chi hộ, thu hộ tiền điện, nước, internet,…

kham-xet-f88
F88 là cái tên có tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ như dịch vụ tài chính, cho vay thế chấp tài sản,…

Hiện nay, F88 đang triển khai một số hình thức cho vay qua bằng đăng ký xe máy, CMND/CCCD, vầm cố tài sản. Ngoài ra cung cấp các dịch vụ cho vay cầm cố đa dạng với các loại tài sản như cầm đồ ô tô, cầm đồ xe máy, cầm đồ laptop,… Mức lãi suất khi trả đúng hạn của F88 nằm trong quy định của nhà nước, theo đó mức lãi suất cho việc cầm đồ từ 15-20%/năm. Trong trường hợp trả chậm hoặc vi phạm các điều khoản thì sẽ bị tính các mức phụ thu phí lãi suất cao hơn.

F88 đã từng bị xử phạt như thế nào?

Đầu tháng 2/2023, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành lập biên bản hành chính đối với các điểm kinh doanh của F88 tại các phương Tân Sơn, Điện Biên, Ba Đình, Quảng Tâm, Đông Sơn, Đông Thọ,… Lỗi vi phạm của các cơ sở này thuộc về lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội như lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh không đầy đủ. Ngoài ra, đơn vị còn nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữa tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản.

f88 thanhhoa
Công an tỉnh Thanh Hóa lập biên bản F88 tại địa phương.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, mức lãi suất của F88 đều nằm trong hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tuy nhiên, các cơ sở của F88 đều yêu cầu khách hàng nộp thêm các khoản phí như phí thẩm định điều kiện cho vay, phí quản lý tài sản cầm cố, phí đăng ký dịch vụ bảo hiểm kèm theo. Tống số tiền phí và lãi mà khách hàng có nhu cầu vay tín dụng cần phải chi trả là rất cao.

Trước đó vào tháng 8/2022, UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã có quyết định xử phạt hành chính đối với đơn vị F88 tại địa phương này về việc không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng quảng cáo, băng rôn.

Theo đó, Công ty này bị phạt hành chính với số tiền 25 triệu đồng theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 42 của Nghị định 38/2021/NĐ – CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo. Công ty F88 cũng buộc phải tháo dỡ các bảng, băng rôn quảng cáo vi phạm trong thời hạn là 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định xử phạt.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Công an và công an các tỉnh thành đã liên tục triệt phá nhiều đường dây thu hồi nợ kiểu xã hội đen và chiếm đoạt tài sản. Theo đó, hàng trăm nghìn người đã bị các băng nhóm vu khống, khủng bố, đe dạo buộc trả tiền.

Một số vụ án triệt phá tổ chức, đường dây hoạt động núp bóng các công ty để chiếm đoạt tài sản đã được khởi tố như: 26 bị can là nhân viên Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset và chi nhánh Công ty Luật TNHH Power Law về tội “vu khống”, 13 bị can tại Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại quốc tế PL và Công ty TNHH TVX Group về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Cùng chuyên mục