Thứ sáu, 24/03/2023, 11:00 (GMT+7)

Cuộc gọi lừa đảo, biến tướng từ công cụ tiếp thị sim rác

Phương Uyên (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Cuộc gọi lừa đảo từ sim rác tiếp tục là vấn nạn ngay đầu năm 2023 dù từng là một trong những phương thức tiếp thị được ưa chuộng.

Cuộc gọi lừa đảo đã ảnh hưởng tệ hại tới trải nghiệm người dùng của các khách hàng. Anh Toàn (Cầu Giấy) chỉ cho chúng tôi xem danh sách cuộc gọi từ sim rác một ngày trên chiếc điện thoại của anh. Cứ nhấc máy là đầu dây bên kia chỉ “alo” rồi tự chuyển qua hệ thống trả lời tự động. Anh làm nhân viên bán hàng cho một hãng xe nên không thể không nhấc máy từ các số lạ. Nhưng 10 cuộc thì 9 cuộc gọi là những cuộc gọi lừa đảo đảo về việc anh vi phạm giao thông, vi phạm trả chậm ngân hàng để yêu cầu chuyển tiền.

Tiếp thị qua tin nhắn (SMS Marketing) hay cuộc gọi chăm sóc khách hàng (Telesale) luôn là một chiến lược quảng bá thông qua tin nhắn văn bản, được nhiều thương hiệu ưa chuộng. Mục đích của phương thức này là để giới thiệu trực tiếp các chương trình, sản phẩm đến tận tay khách hàng, qua đó tiếp cận được số lượng người dùng cao và gia tăng doanh thu. Hiện nay, việc tiếp thị này vẫn được nhiều thương hiệu ưa chuộng và sử dụng với tệp khách hàng quen thuộc, trong đó thương hiệu cần nắm giữ một số thông tin của khách. Mặc dù vậy, trước lỗ hổng bảo mật hiện nay, nhiều thông tin của người dùng đã bị đánh cắp khi đăng ký tài khoản qua Internet, dẫn đến tình trạng xuất hiện triền miên những cuộc gọi lừa đảo đáng báo động. 

Cuoc-goi-lua-dao

“Chị ơi con chị vừa bị ngã phải nhập viện cần mổ gấp hết 70 triệu” hay “Tham gia công việc hot với thu nhập 20 - 60 triệu/tháng”...

Đó là những gì người dùng nhận được từ những cuộc gọi lạ hay các dòng tin nhắn lừa đảo gần đây. Lợi dụng người thân trong gia đình, đánh vào tâm lý làm ít - hưởng nhiều, không ít người đã rơi vào bẫy của các chiêu thức tinh vi, với những số tiền khổng lồ. Trước sự việc đó, nhiều nhà mạng bất ngờ bị gọi tên, dấy lên nhiều lo ngại trong lòng người dùng: phải sử dụng dịch vụ nào mới không bị làm phiền nữa?

Cuoc-goi-lua-dao
Sử dụng các thông tin từ ngân hàng cũng là một trong những chiêu trò tinh vi gần đây

Thời gian về trước, người dùng đã phải lao đao về việc đăng ký SIM chính chủ trước khi bị cắt sóng sử dụng, khiến cho hệ luỵ SIM rác sau đó giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, lỗi lo vẫn còn đó khi chỉ một thời gian sau, nhiều bộ phận SIM trôi nổi, không chính chủ vẫn tràn lan trên thị trường với mức mua bán giá rẻ và nhanh chóng. Lợi dụng kẽ hở này, khi dường như các nhà mạng chỉ quan tâm tới doanh thu bán SIM, nhiều mô típ lừa đảo đã được diễn ra với số lượng cuộc gọi và tin nhắn nhiều hơn trước. 

Cuoc-goi-lua-dao

Trước tình trạng này, người dùng đã đặt câu hỏi, phải chăng sau khi xác định được số SIM rác, lừa đảo, các nhà mạng cần có trách nhiệm trước số thuê bao đã đăng ký. Trong trường hợp không thể xác định, cần có biện pháp cứng rắn hơn để nhà mạng triệt để trước sự việc SIM không chính chủ tràn lan trên thị trường. Cùng với đó, các nhà mạng cũng cần đảm bảo trước từng SIM được bán ra, chặt chẽ trong khâu mua - bán, trao đổi và cấp quyền thông tin chính chủ, nhằm phòng tránh ngay từ bước đầu tiên.

Gần đây, các doanh nghiệp viễn thông thông báo sẽ tạm dừng hoạt động để chuẩn hóa thông tin người dùng. Đây cũng là một tín hiệu cho thấy việc chính phủ đang rà soát lại thông tin SIM chính chủ, tránh trường hợp SIM rác lừa đảo tràn lan trên mạng xã hội. Một tín hiệu tích cực trước những bức xúc vừa qua.

Từ khóa: lừa đảo qua sim rác, lừa đảo qua cuộc gọi, lừa đảo qua tin nhắn, trách nhiệm của nhà mạng, sim chính chủ, sms marketing, nhà mạng có trách nhiệm trước lừa đảo qua tin nhắn, nhà mạng có trách nhiệm trước lừa đảo qua cuộc gọi, cảnh báo lừa đảo, nhà mạng viễn thông

Cùng chuyên mục