Chủ nhật, 05/03/2023, 06:18 (GMT+7)

Cảnh giác với những thực phẩm chứa độc gây hại cho sức khỏe

Có nhiều loại thực phẩm chứa độc tố, gây hại cho sức khỏe mà nhiều khi chúng ta không để ý. Khi bi ngộ độc thực phẩm, cơ thể có các triệu chứng như: chóng mặt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... thậm chí là tử vong.

Những loại thực phẩm chứa độc

Nấm tuyết ố vàng

thuc pham doc Tiepthigiadinh H1
Nấm tuyết chuyển từ màu trắng sang màu vàng là đã bị hỏng.

Khi nấm trắng chuyển sang màu vàng, nó đã bị hư hỏng và không thể ăn được. Nếu bạn ăn chúng sẽ bị chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy.

Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

Mầm khoai tây

Tất cả thực vật họ cà bao gồm: cà chua, khoai tây và cà tím đều chứa độc tố tự nhiên gọi là Solanine và Chaconine. Nồng độ độc tố cao hơn được tìm thấy trong mầm khoai tây, vỏ có vị đắng và các phần màu xanh lá cây cũng như trong quả cà chua xanh. Để giảm sản xuất Solanine và Chaconine, bạn cần bảo quản khoai tây ở nơi tối, mát và khô. Tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm.

Củ ấu tàu

Củ ấu tàu thường mọc hoang hoặc được trồng ở các vùng núi cao biên giới phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng... Tất cả thành phần của cây đều chứa độc tố Atonitin và hàm lượng cao nhất tập trung ở rễ củ. Ngộ độc Aconitin từ củ ấu tàu chủ yếu do uống quá liều thuốc nam, thuốc bắc, uống nhầm thuốc xoa bóp ngoài da chứa loại thực vật này để điều trị giảm đau, ăn phải rễ cây do nhầm lẫn với cây cần tây, củ cải... Ngộ độc củ ấu tàu còn do ăn cháo từ loại thực vật này khi chế biến không đúng cách.

thuc pham doc Tiepthigiadinh H2
Ngộ độc Aconitin từ củ ấu tàu chủ yếu do uống quá liều các loại thuốc ngâm, rượu ngâm...

Triệu chứng ngộ độc đầu tiên gồm tê miệng và lưỡi, tê cóng đầu chi, sau vài giờ sẽ chảy đờm rãi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và khó thở. Trong đó, triệu chứng đặc trưng nhất là mất cảm giác toàn cơ thể và rối loạn tim mạch.

Sắn (khoai mì)

Trong sắn có loại độc tố được gọi là Glucosid, khi gặp men tiêu hóa, nước hay axit, chất này sẽ thủy phân và giải phóng axit cyanhydric (HCN). Khi nồng độ của HCN lớn hơn 7 mg/100 g sẵn, tình trạng ngộ độc sẽ xảy ra, có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn với các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy), rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi tử vong) và có trường hợp bị sốt, ho...

Măng tươi

Măng tươi chứa nhiều chất độc Acid Cyanhydric. Acid này khi vào máu có thể gây thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Ăn nhiều măng tươi nhiễm độc tố có thể khiến bạn cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, chất này có thể gây co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và gây tử vong. Để loại bỏ chất độc hại có trong măng tươi, phải luộc măng nhiều lần rồi bỏ nước đi, sau đó mới chế biến.

Cải bẹ trắng (pak choy) thối

thuc pham doc Tiepthigiadinh H3
Tuyệt đối không ăn cải bẹ trắng thối.

Ăn cải bẹ trắng thối có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, trướng bụng, đau bụng, hôn mê và thậm chí tử vong.

Giá đỗ không rễ

Sử dụng quá nhiều thuốc diệt cỏ làm cho giá đỗ phát triển mà không có rễ. Thuốc diệt cỏ là một chất độc hại, có thể gây ung thư và dẫn đến biến dạng.

Đậu phộng mốc hoặc mọc mầm

Đậu phộng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị mốc, mọc mầm nếu bảo quản không tốt hay để trong môi trường ẩm ướt. Hạt đậu phộng mọc mầm, ngoài việc thành phần dinh dưỡng bị giảm xuống rất thấp thì trong quá trình nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc.

Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm đậu phộng phát triển. Đây là loại độc tố có hại cho cơ thể người và gây nên bệnh ung thư gan. Ban đầu mầm có màu vàng, sau đó chuyển thành màu xanh vàng và cuối cùng là màu xanh lục.

 Lá chè/Trà bị mốc

Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm Penicillin và Aspergillus. Nếu bạn uống trà bị mốc, nhẹ nhất cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Gừng để lâu ngày

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.

thuc pham doc Tiepthigiadinh H4
Đừng tiếc gừng đã để lâu ngày.

Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng: Theo một số nghiên cứu cho thấy do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là Shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Để giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ độc tố tự nhiên trong thực phẩm, cần lưu ý mộ số điều sau:

  • Không giả định rằng thực phẩm “tự nhiên” nó sẽ an toàn.
  • Vứt bỏ thực phẩm bị thâm, hư hỏng hoặc đổi màu, đặc biệt bị mốc.
  • Vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào không có mùi, vị tươi, hoặc có mùi vị khác thường.
  • Chỉ ăn nấm hoặc các loại thực vật hoang dã khác đã được xác định chắc chắn là không chứa độc...
Cùng chuyên mục