Thứ bảy, 12/11/2022, 14:13 (GMT+7)

Ăn ít carb giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cắt giảm lượng carb (đường, tinh bột) trong mỗi bữa ăn có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là vấn đề sức khoẻ đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới. Riêng ở Mỹ, hơn 37 triệu người dân sống chung với căn bệnh này. Phần lớn các trường hợp mắc tiểu đường loại 2, chủ yếu xuất hiện ở những người trên 45 tuổi. Tuy nhiên, số ca bệnh ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng đang gia tăng.

Có những yếu tố không kiểm soát được có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2, như tuổi tác và di truyền. Tuy nhiên, các yếu tố lối sống bao gồm vận động và chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng. 

Nghiên cứu mới từ Đại học Tulane (Mỹ) ghi nhận, hạn chế lượng carb ăn hằng ngày có thể giảm nguy cơ hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường hiện có.

tieu duong Tiepthigiadinh

Đây chắc chắn không phải là những phát hiện đầu tiên về lợi ích tiềm năng của chế độ ăn ít carb đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Theo Trung tâm Y tế Stanford, chế độ ăn ít carb như ăn keto hoặc kiểu Địa Trung Hải có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.

Các nhà khoa học ở Đại học Tulane đã chia 150 người tham gia thành hai nhóm: ăn kiêng ít carb và ăn kiêng “thông thường”. Độ tuổi từ 40 tới 70, mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Họ không dùng bất kỳ loại thuốc nào để giảm lượng đường trong máu.

Sau 6 tháng, nhóm ăn theo chế độ ít carb có mức hemoglobin A1c thấp hơn, đây là một dấu hiệu phổ biến để đo lượng đường trong máu. Như vậy, thói quen ăn uống này có thể giúp những người mắc cả bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nhóm ăn ít carb giảm tổng trọng lượng nhiều hơn, cũng như có lượng đường huyết lúc đói thấp hơn so với nhóm "ăn kiêng thông thường". 

tieu duong Tiepthigiadinh

Chế độ ăn kiêng ít carb

Những người tham gia nhóm ăn ít carb đã được hướng dẫn về lượng carb nên tiêu thụ hằng ngày trong thời gian 6 tháng. Trong 3 tháng đầu tiên, họ chỉ dùng dưới 40g carb mỗi ngày và tăng lên thành 60g/ngày vào 3 tháng cuối. 

Các thực phẩm nên ăn gồm các loại thịt (bò, lợn, gà, cừu), cá (đánh bắt tự nhiên), trứng, rau củ quả, các loại hạt, sản phẩm sữa giàu chất béo (sữa chua, bơ, phô mai), dầu thực vật, mỡ lợn… 

Các thực phẩm nên tránh gồm những loại chứa đường, ngũ cốc đã tinh chế, rau củ chứa nhiều tinh bột. 

 

Xem thêm: Tin tức khỏe đẹp được cập nhật hằng ngày  tại đây

Từ khóa:
Cùng chuyên mục